Bệnh cúm là một bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp. Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh là do rất nhiều loại virus khác nhau và phát tán bệnh bởi tiếp xúc với bệnh nhân. Sau thời gian ủ bệnh từ 24 đến 48 giờ đồng hồ, đối với trẻ em thì bệnh đến một cách đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu và đau nhức lưng, cơ, các khớp, đôi khi nôn ói kèm chảy nước mũi, đau họng và ho khan, mặt ửng đỏ.
Bệnh kéo dài vài ngày có khi đến 1-2 tuần mới khỏi và bệnh làm suy yếu cơ thể nên có thể dẫn đến bội nhiễm làm sưng cuống phổi, sưng phổi hoặc nhiễm trùng viêm tai giữa.
Theo quan niệm thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cúm là bệnh nhân đã ăn quá nhiều thịt động vật, thực phẩm chứa nhiều đường, bơ, kem và rượu. Sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút do làm việc quá nhiều, căng thẳng, ăn uống thất thường, suy nhược do đang mang một chứng bệnh khác nào đó hoặc do cơ thể không đủ lượng muối cần thiết.
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm, chúng ta có thể thực hiện theo những cách sau đây.
|
Ảnh minh họa. |
Đau cổ họng
Súc miệng nước trà già và muối ngày 3-4 lần.
Áp cao khoai sọ bên ngoài cổ, thay đổi cao mới mỗi 4 giờ đồng hồ.
Đau đầu
Xoa bóp trán, 2 thái dương và da đầu bằng dầu mè và nước gừng.
Đắp lên trán củ cải trắng hoặc trái táo tây. Lấy củ cải trắng và trái táo tây đâm nhỏ bọc vải cotton đắp lên trán và thay mới mỗi 2 giờ đồng hồ.
Đau nhức đầu
Ép lấy nước một trái táo tây xanh chua, dùng nước ép này chà xát lên trán, da đầu.
Dùng trái mơ muối lâu năm xay nhuyễn cả hột, thêm vào một ít bột gạo trắng để làm thành một vền hỗn hợp dẽo. Trét hỗn hợp này lên một miếng bánh tráng kích thước cho vừa dán lên thái dương.
Sốt cao (người lớn)
Uống trà củ cải + gừng 3 lần, mỗi lần 1/2 chén. Chỉ uống trong 1-2 ngày khi sốt mà thôi.
Cách làm trà củ cải: Nguyên liệu: 1/2 chén nước củ cải trắng + 1 chén nước + 1gr muối biển. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nấu liu riu. Uống nóng.
Sốt cao (trẻ em trên 6 tuổi hoặc người già yếu)
Uống trà gạo lứt + tai hồng + vỏ quýt, mỗi lần 1/3 chén. Trà này có thể uống liên tục trong 1 tuần lễ nếu cần thiết.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng
Hải Sơn