Mắc bệnh viêm da cơ địa nên ăn uống như thế nào?

Google News

Đối với những bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần có những lưu ý gì và có những cách ăn uống như thế nào là phù hợp nhất? 

Những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa:
1.Giai đoạn cấp tính:
Đặc trưng của giai đoạn này chính là các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.
Bệnh nhân thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
2. Giai đoạn mạn tính:
Bệnh thường có các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Do bệnh nhân gãi nhiều có thể để lại các tổn thương trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.
Mac benh viem da co dia nen an uong nhu the nao?
 
Ở trẻ nhỏ, tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi.
Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, tổn thương hay gặp đơn thuần ở bàn tay.
Những yếu tố gây bệnh viêm da cơ địa mãn tính
Đến nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa chưa được biết chính xác, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng: viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường.
Những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng…
Các dị ứng nguyên thường gặp là: trứng gia cầm, sữa, tôm, cua, cá; bọ nhà; nấm mốc; phấn hoa; da và lông động vật… Các yếu tố kích phát triệu chứng viêm da cơ địa gồm: thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp; mất độ ẩm trên da sau khi tắm nước nóng; thay đổi nhiệt độ đột ngột; xà phòng hoặc các chất tẩy rửa; một số loại nước hoa và mỹ phẩm; các hoá chất như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu; cát, bụi; khói thuốc lá, khói xe, khói bếp; sang chấn tâm lý; nhiễm khuẩn da, đặc biệt do tụ cầu vàng.
Chế độ dinh dưỡng của người bị viêm da cơ địa
+ Nên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin A:
Vitamin A không chỉ tốt cho mắt và sức khỏe nói chung mà còn rất cần thiết cho làn da. Bên cạnh việc cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, vitamin A còn góp phần làm tăng kháng thể và các tế bào lympho có tác dụng làm giảm viêm và bảo vệ làn da rất tốt.
Qua đó, các bạn sẽ hạn chế được các tác động từ bên ngoài ảnh hưởng tới làn da và tránh cho bệnh viêm da cơ địa tái phát. Theo lời khuyên, bệnh nhân nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, rau bina, xoài, đu đủ,…
+ Những thực phẩm giàu vitamin B:
Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm như rau súp lơ, các loại nấm, đậu, các loại hạt, chuối, bơ,… rất tốt cho người bệnh viêm da cơ địa nên ăn.
Các loại thực phẩm này có tác dụng tái tạo tế bào da mới giúp nhanh chóng phục hồi làn da do tổn thương bệnh gây ra.
+ Những thực phẩm giàu vitamin E:
Như chúng ta đã biết, vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt và ngăn ngừa lão hóa da.
Bên cạnh đó nó có tác dụng dưỡng ẩm tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa như da khô bong tróc, chống viêm và dưỡng ẩm da mịn màng tự nhiên.Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E nên ăn thường xuyên như giá đỗ, vừng đen, lạc, hạt hướng dương, đậu tương, lúa mạch,…
+ Sử dụng nhiều nước
Các bạn nên uống đủ mỗi ngày 2 lít nước giúp tăng cường độ ẩm cho da và giảm da khô bong tróc. Đây chính là giải pháp tự nhiên vô cùng đơn giản mà có lợi cho bệnh viêm da cơ địa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!
Theo Quỳnh Nguyễn (TH)/Khoevadep