Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu, trong đó quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi là bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu.
Chống viêm: Rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác, như hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em.
Bảo vệ mắt, giúp mắt sáng: do có chứa hàm lượng beta carotene cao cùng với rất nhiều chất chống oxy hóa, rau mùi được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
|
Các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư. Ảnh minh họa: Internet |
Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụrau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.
Giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.
Bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.
Phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.
Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Những đại kỵ cần tránh khi ăn rau mùi
Ăn cùng nội tạng động vật
Rau mùi rất giàu vitamin C, trong khi đó nội tạng động vật lại rất giàu protein và các chất dinh dưỡng. Ăn rau mùi với nội tạng động vật dễ khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Không chỉ vậy, kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau còn làm tăng nguy cơ ngộ độc, thậm chí là dẫn đến ung thư nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài.
Kết hợp với thực phẩm vitamin K
Vitamin K chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, măng tây, trứng, cải bó xôi,... Trong khi đó, rau mùi lại có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể.
Nếu ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K, rau mùi có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nữa, nếu sự kết hợp này diễn ra thường xuyên rất dễ khiến cơ thể sản sinh ra một số hóa chất, kích thích lượng lớn các tế bào trong cơ thể.
Ăn quá nhiều rau mùi
Theo một số nghiên cứu, thường xuyên ăn rau mùi có thể làm suy giảm thị lực và dễ dàng gây ra một số bệnh về mắt. Bên cạnh đó, ăn rau mùi quá nhiều sẽ khiến bạn mất sức sống và thiếu máu.
Những người nên hạn chế ăn rau mùi
Người gặp các vấn đề về hô hấp:
Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Cho nên, những người gặp các vấn đề về hô hấp không nên ăn rau mùi để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai:
Một số thành phần có trong rau mùi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục nữ, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nam giới không nên ăn quá thường xuyên:
Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Ngoài ra, nam giới ăn rau mùi vào ban đêm còn gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, thậm chí dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Người mắc bệnh dạ dày:
Tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều rau mùi sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong 1 tuần có thể gây ra một số triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau bụng, đau dạ dày, nôn mửa, di chuyển không vững.
Người bị bệnh gan:
Ăn rau mùi ở số lượng vừa phải sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về gan nhưng nếu lạm dụng, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại. Điều này làm tăng bài tiết mật và cuối cùng sẽ khiến gan bị tổn thương.
Người có cơ địa dễ bị dị ứng:
Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.
Theo Tiền Phong