- Lươn nấu chuối, miến, lươn xào sả ớt... đó là những món ăn ngon miệng được nhiều người ưa chuộng. Ngoài là món ăn bổ dưỡng, lươn còn có nhiều tác dụng như một vị thuốc.
[links()]
|
Lươn là món ăn có tác dụng bồi bổ khí huyết. |
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Trong y học coi ăn lươn thịt có tác dụng an thần, người mắc bệnh khó ngủ ăn thêm cháo lươn, máu lươn chữa được bệnh cảm cúm.
Sau đây là một số bài thuốc từ món lươn.
Chữa tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu: Nướng một con lươn nước ngọt sau khi mổ bỏ ruột gan và tạng phủ. Sau đó rang với 10g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê.
Chữa trị chứng bất lực: Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ hay nấm linh chi (mỗi thứ cho 10g).
Chữa trẻ em bị cam tích: Lấy 50g thịt lươn vàng xắt thành khúc, cho thêm hương nhu với một lượng vừa phải, hầm rồi dùng, cho thêm gia vị ăn 1 - 2 lần trong ngày, ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Bổ thận, phòng tóc bạc: Lươn 90g, đậu đen 90g, hà thủ ô chế 9g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ vài quả. Tất cả ninh rồi ăn 1 lần trong ngày, ăn trong 1 tuần. Bài thuốc này có tác dụng ích can thận, chống lão suy, tóc bạc, đau lưng, làm sáng mắt.
Trong 100g thịt lươn chứa 12,7g chất đạm; 25,6g chất béo, 285 calo; Vitamin A và betacaroten: 2000 IU; Vitamin B1: 0,15mg; Niacin: 2,2mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg; Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Canxi: 18mg... |
TS.BS Lê Thị Nhạn