1. Hải sản nấu chưa chín - "ổ" ký sinh trùng
Hải sản sống hoặc chín tái có khả năng chứa một lượng lớn kim loại nặng và ký sinh trùng do môi trường sinh trưởng kém, ô nhiễm nguồn nước, việc mắc bệnh sán lá gan do ăn đồ hải sản sống không phải là hiếm. Nếu thích ăn hải sản thì tốt nhất nên nấu chín hẳn, điều này rất tốt cho việc ngăn ngừa tổn thương gan và não.
|
Ảnh minh họa. |
2. Thuốc - Là thuốc cũng có ba phần độc, không nên lạm dụng
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người khi cảm thấy không khỏe cũng không vội đến bệnh viện, cảm thấy uống một chút thuốc là có thể thuyên giảm. Chính vì thế, họ có thể tự ra hiệu thuốc mua.
|
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, thuốc cũng có ba phần độc, bất kể bạn uống thuốc tây hay thuốc đông y, đều có thể có tác dụng phụ nhất định. Nếu uống không đúng cách, tùy tiện tăng liều, ngày uống nhiều lần có thể gây tổn thương gan do thuốc, nếu tuỳ ý uống nhiều thậm chí có thể gây suy gan, rất có hại cho gan.
3. Nấm mộc nhĩ ngâm lâu - dễ sinh vi khuẩn
Nấm mộc nhĩ là thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mắt mọi người, người trung niên và cao tuổi thường ăn để giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột và mạch máu. Thông thường, chúng ta sẽ ngâm chúng trước khi sử dụng, nhưng thời gian ngâm nấm của mỗi người là khác nhau, nếu thời gian ngâm quá lâu sẽ có khả năng gây hại cho gan.
|
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, khi ngâm nấm mộc nhĩ lâu, nấm sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, aflatoxin cũng dễ sinh sôi trong môi trường ẩm ướt, chất này cũng rất có hại cho gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Đồng thời, nếu muốn gan khỏe mạnh thì tốt nhất không nên uống rượu, dù uống nhiều hay ít thì gan cũng có thể bị tổn thương ở mức độ khác nhau.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em.
Kiều Dụ (Theo SH)