Trong y học cổ truyền Trung Quốc, măng có vị ngọt, hơi tính lạnh, không độc, chủ yếu dùng để giải khát, lợi tiểu, bổ khí, có thể ăn lâu dài. Măng mùa đông có tác dụng dưỡng âm, giảm hỏa, điều hòa và làm ẩm ruột, lợi tiểu và nhuận tràng, giảm đờm, nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho rằng măng rất giàu vitamin và protein, mỗi 100 gam măng mùa đông chứa 12,1 gam protein, 4 gam carbohydrate, 0,1 gam chất béo, 57 mg phốt pho và 11 mg sắt, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
|
Ảnh minh họa. |
Mới đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã liệt kê 4 lợi ích của măng, ăn vào mùa đông cực tốt.
Bảo vệ tim và ổn định điện áp
Măng mùa đông rất giàu kali, cứ 100 gam măng chứa 417 mg kali, có thể đáp ứng khoảng 1/5 lượng kali khuyến nghị hàng ngày. Kali đầy đủ đóng vai trò tích cực trong việc duy trì chức năng co bóp bình thường của tim, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng mệt mỏi và đảm bảo nhu động tiêu hóa bình thường.
Thanh nhiệt, loại đờm
Măng mùa đông có tính lạnh, vị ngọt hơi đắng, thuộc kinh phế. Đối với các chứng ho, đờm, ho ra máu do phổi hỏa, cũng như loét miệng, đau họng do âm thiếu và thừa hỏa, ăn măng điều độ có thể thanh nhiệt, giải đờm.
|
Ảnh minh họa. |
Giảm béo
Măng còn là loại rau ít béo, ít calo lại rất giàu chất xơ, chắc chắn là nguyên liệu lý tưởng cho người có nhu cầu giảm cân, cũng rất tốt cho nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch
Trong măng có chứa những vitamin thiết yếu như: A, C, E, B giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra măng tre cũng giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, chứa phytosterol tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u, thực sự rất tốt.
Tuy vậy, lưu ý rằng phụ nữ mang thai, người bị bệnh thận, người đau dạ dày, mắc bệnh gút không nên ăn măng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Kiều Dụ (Theo SH)