Quả cau
Từ xa xưa, miếng trầu có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương, dùng hỗn hợp lá trầu không và cau. Trong đó, cau cũng là loại quả khá nhiều chất dinh dưỡng mà ít người biết đến.
Tuy nhiên ở Nhật Bản, người dân ở đây kiêng ăn trầu vì cau trong trầu tương đối cứng, nếu nhai lâu sẽ gây tổn thương lớn đến niêm mạc miệng do tác dụng trực tiếp của miếng trầu hoặc do cọ xát của miếng trầu trong lúc nhai.
Ngoài ra trong trầu có một lượng lớn nitrit, có thể dẫn đến ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một cách rõ rệt mối liên hệ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Các chuyên gia ghi nhận rằng tất cả các trường hợp ung thư miệng đều xảy ra ở người có thói quen ăn trầu kèm theo có hút thuốc lá. Do đó, người Nhật không duy trì thói quen này.
Quả khế
Khế là một loại trái cây đặc trưng của vùng nhiệt đới. Loại quả này không chỉ ăn ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng.
Khế chứa nhiều đường và axit hữu cơ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất và nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Đồng thời, khế cũng rất giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, duy trì làn da và trì hoãn lão hóa.
Tuy nhiên, khế lại chứa một số chất độc nhất định, một khi ăn không đúng cách sẽ dẫn đến một lượng lớn chất độc tích tụ trong thận, khiến thận hoạt động kém, thậm chí dẫn đến suy thận và dần mất chức năng thận. Thủ phạm chính là chất caramboxin có trong khế
Caramboxin là một độc chất thần kinh, không hề có thuốc giải độc cho nên bệnh nhân mắc bệnh thận không được phép ăn khế vì có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho thận và rủi ro cho sức khỏe.
Chuối chín ép
Chuối là thực phẩm phổ biến trong gia đình. Nếu ăn thường xuyên, loại quả này có thể hỗ trợ cho hệ bài tiết của cơ thể. Chuối chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngừa táo bón, và là một trong những lựa chọn đầu tiên để giảm cân.
Tuy nhiên, chuối không phải là loại quả dễ bảo quản. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng chuối mua về không kịp ăn chuyển sang màu đen. Hơn nữa, đây cũng là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu.
Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu. Nếu chuối bạn mua thấy có màu sắc khác lạ thì không nên ăn nhiều dẫn đến hình thành các tế bào ung thư.
Quả thanh mai
Thanh mai có vị chua ngọt, không chỉ thơm ngon mà còn là một “kho” chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cùi của loại quả này rất giàu chất xơ, có thể tăng cường hiệu quả hoạt động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể.
Dù bổ dưỡng là vậy nhưng thanh mai đã bị người Nhật đưa vào danh sách đen do vỏ của quả thanh mai khá mỏng và có cấu tạo đặc biệt với nhiều kẽ hở, khiến cho ký sinh trùng thuận lợi trú ẩn. Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ ăn phải quả này sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Chính vì thế trước khi ăn thanh mai, bạn hãy rửa chúng nhiều lần với nước sạch hoặc ngâm trong nước muối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.
Quả hồng
Hồng là loại trái cây được nhiều người thích ăn và chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn khác nhau. Đây cũng là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, tannin và pectin có trong loại quả này là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn lúc đói dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nặng thì có thể dẫn đến tắc ruột. Hơn nữa, giới hạn độ chín của quả hồng rất khó phân biệt, quả hồng chưa chín có chứa một thành phần độc hại là solanin, khi ăn vào sẽ dễ làm tăng áp lực cho thận và gan. Vì vậy, chỉ nên ăn hồng vào lúc no và chỉ nên ăn trái chín – không ăn trái xanh.
Theo Thanh Huyền/Tiền Phong