Zhang Hongming, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, củ ấu có tác dụng ngăn ngừa ung thư, các thành phần chiết xuất từ củ ấu có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đặc biệt về đường tiêu hóa. Hơn nữa, củ ấu còn có thể cải thiện vết loét dạ dày, tăng cường thể lực nếu ăn với liều lượng vừa phải.
Zhang Hongming chỉ ra rằng, ở một số khu vực có diện tích trồng trọt lớn Đài Loan như Đài Nam, Quan Điền, củ ấu được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng. Người ta thường dùng củ ấu để thay thế lương thực chính như cơm và các loại tinh bột khác.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ ấu sau khi nấu chín có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng rất tốt cho ruột. Trong tài liệu về các loại dược liệu Trung Quốc có ghi chép rằng: “Củ ấu giúp bồi bổ ngũ tạng, thanh lọc cơ thể, giải khát, giải độc rượu, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ”. Nếu ăn điều độ, cơ thể sẽ nhận rất nhiều lợi ích.
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về ung thư đã phát hiện ra rằng, chiết xuất từ củ ấu có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Zhang Hongming cho biết thêm, bệnh nhân bị loét dạ dày cũng có thể ăn củ ấu với lượng vừa phải, rất hữu ích trong việc hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày.
Những điều cần chú ý khi ăn củ ấu
Zhang Hongming nhắc nhở, rằng củ ấu rất giàu carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, vitamin B2, sắt, canxi, phốt pho, kali, chất xơ, v.v., rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người nên chú ý 3 điều khi ăn để tránh tác dụng phụ.
1. Củ ấu có hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều hoặc giảm các loại thực phẩm giàu tinh bột khác trong bữa ăn.
2. Củ ấu giàu kali và phốt pho, người bị bệnh thận không nên ăn nhiều.
3. Những người sử dụng củ ấu làm thực phẩm giảm cân nên chú ý liều lượng nếu không sẽ phản tác dụng.
Theo Phan Hằng/TVBS/Người đưa tin