Trong y học cổ truyền, ăn loại củ này vào mùa thu có tác dụng bổ thận, tăng cường lá lách và dạ dày, làm ẩm phổi và giảm ho: Củ mài.
Chế độ ăn mùa thu tập trung vào việc nuôi dưỡng âm và dưỡng ẩm cho da khô, đồng thời cần chú ý nuôi dưỡng lá lách và dạ dày.
Trong y học cổ truyền, ăn loại củ này vào mùa thu có tác dụng bổ thận, tăng cường lá lách và dạ dày, làm ẩm phổi và giảm ho: Củ mài.
Củ mài rất giàu carbohydrate, chất xơ và nhiều loại vitamin, bao gồm carotene, vitamin B1 và B2, và các khoáng chất khác nhau như canxi, phốt pho, kali, natri, magiê, sắt, kẽm và đồng.
Hàm lượng protein và chất béo trong loại củ tươi không cao, đặc biệt hàm lượng chất béo rất thấp. Hàm lượng carbohydrate là 12,4g/100g.
Đặc biệt, hàm lượng kali trong củ mài khá cao, 213mg/100g, gần gấp 2,5 lần so với khoai môn và khoai lang.
Ăn loại củ này vào mùa thu có thể bổ sung sự thiếu hụt, loại bỏ các tác hại đối với sức khỏe trong mùa thu, bổ sung khí và sức mạnh và phát triển cơ bắp.
Ăn loại củ này vào mùa thu có thể bổ sung sự thiếu hụt, loại bỏ các tác hại đối với sức khỏe trong mùa thu, bổ sung khí và sức mạnh và phát triển cơ bắp. Sử dụng củ mài lâu dài có thể làm cho tai và mắt sáng, cơ thể nhẹ nhàng, không đói và kéo dài tuổi thọ.
Có nhiều cách chế biến củ mài, phổ biến nhất là xào và hầm. Hôm nay, chúng ta chế biến loại củ này theo cách khác biệt, giúp bạn ngon miệng.
Món ăn này có thể dùng cho cả bữa sáng và bữa tối. Món ăn sẽ giúp tăng cường lá lách, bổ thận, nuôi dưỡng dạ dày.
Món ăn gợi ý: "Mì" củ mài
Nguyên liệu: Củ mài, bột mì, bột ngô, trứng, ớt xanh, xúc xích, hành tây, hành lá.
Cách làm:
- Chuẩn bị 2 củ mài, rửa sạch và gọt vỏ. Nhiều người bị dị ứng với chất nhầy của vỏ củ mài nên khi gọt vỏ nhớ đeo găng tay.
- Rửa sạch củ mài 2 lần dưới vòi nước chảy, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và hấp trên lửa lớn trong khoảng 10 phút.
- Sau khi hấp, củ mài sẽ mềm và dẻo, có thể ép trực tiếp thành bột nhuyễn mịn.
- Đổ vào bột củ mài một bát bột mì và nửa bát bột ngô. Nếu bạn không thích bột ngô thì không cần cho vào. Chỉ cần dùng bột mì nguyên chất. Thêm ít nước vừa đủ để nhào thành khối bột mịn. Đậy bột lại và để bột nghỉ 20 phút.
- Chuẩn bị các nguyên liệu khác: Lấy 1 quả cà chua, cắt từng miếng nhỏ. Ớt xanh ngọt thái sợi. Hành tây cắt nhỏ. Xúc xúc cắt miếng mỏng.
- Đập 2 quả trứng gà vào tô, thêm chút muối và rượu nấu, khuấy đều rồi đặt sang một bên.
- Mì sẽ trở nên mềm hơn sau khi nghỉ. Cuộn nhẹ, sau đó dùng dao cắt thành từng dải nhỏ, và cắt thành các miếng mì nhỏ như hình, giống như con cá nhỏ. Dùng lòng bàn tay lăn, miếng mì sẽ dễ dàng biến thành con cá.
- Khi nước trong nồi sôi thì cho cá nhỏ vào nấu cho đến khi cá nổi lên. Nấu thêm 3 phút nữa là chín.
- Vớt "cá" ra và cho vào nước lạnh để tránh chúng dính vào nhau. "Cá" nguội thì vớt ra để ráo nước.
- Khi dầu trong chảo nóng, chiên trứng trước. Đổ nước trứng vào, xào chín, đánh tơi thành từng miếng nhỏ rồi vớt ra.
- Đun nóng dầu trong nồi rồi cho hành, gừng, tỏi vào xào thơm rồi cho cà chua vào xào. Đầu tiên, xào cà chua để lấy nước cốt, sau đó cho ớt xanh, giăm bông và hành tây vào.
- Thêm nước sôi, nêm muối, nước cốt gà cho vừa miệng. Cuối cùng đổ trứng và "cá nhỏ" vào, đun sôi lại là có thể thưởng thức.
- Trước khi bắc ra cho thêm 1 chút hành lá cho thơm và đẹp mắt.
Lưu ý khi chế biến loại củ này:
- Sau khi "cá nhỏ" chín, bạn có thể vớt ra để nguội một lúc, sau đó chắt nước và thêm chút dầu ăn vào trộn đều. Sau thao tác này, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh, khi ăn lấy ra đun nóng.
- Củ mài sau khi xay nguyễn nhìn chung không quá ướt. Khi nhào bột, bạn vẫn cần thêm một lượng nước thích hợp. Bạn có thể thêm nước vào trong khi nhào bột, miễn là có thể nhào thành khối bột có độ mềm mại, đàn hồi vừa phải.
- Kết cấu của bột ngô hơi thô, bạn có thể không cần cho vào bột.
Chúc bạn thành công khi chế biến loại củ này!
(Theo Toutiao)
Theo Yên Nhiên/Dân Việt