Có nhiều người trông thấy những chiếc lỗ trên một số dụng cụ nhà bếp và cảm thấy nó khá thừa thãi. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, chẳng có chiếc lỗ nào trên các vật dụng nhà bếp là đồ thừa. Có chăng, chúng ta chưa biết đến để tận dụng chúng thôi.
Để thiết kế ra những chiếc lỗ này, lịch sử ngành sản xuất đã mất hàng chục năm tìm tòi, nghiên cứu sao cho từng chi tiết ăn nhập, hợp lý nhất với thói quen người dùng.
Sau đây là loạt công dụng tổng hợp của những chiếc lỗ trên đồ dùng nhà bếp:
Ngoài giúp treo lên, chiếc lỗ trên tay cầm nồi, xoong, chảo được thiết kế với độ cong, vót phù hợp để muôi có thể tự cố định cơ học như này. Bạn sẽ không phải loay hoay đi tìm chỗ để muôi nữa, vừa sạch vừa tiện.
Bạn đã bao giờ tận dụng chức năng này của phần lỗ hổng trên các loại thớt chưa? Gọn gàng hơn nhiều đó.
Cái nạo thực phẩm có 2 vị trí lỗ: Phần móc phía trên dùng để tỉa, cậy các gốc rễ, mắt trên thân rau củ. Phần các lỗ tròn trên thân để bào, mài hiệu quả.
Các loại dao thái cũng có 2 vị trí lỗ:
Với những lỗ tròn ở trên đầu dao (thường là những con dao lớn dùng để chặt xương, chặt thịt gà, băm thịt và thường chỉ có 1 lỗ), công dụng là để giải phóng áp suất và hấp thụ va chạm. Khi chặt, thái với lực nhanh và mạnh, áp lực sẽ đột ngột truyền khắp thân dao dễ khiến bị gãy, rung… Khi có một lỗ tròn trên thân, lực sẽ được phân tán đều và “thoát” ra khi cần, giúp bảo quản độ bền và công năng của dao.
Với những lỗ tròn dọc theo thân dao (thường là những con dao cỡ vừa và nhỏ, dùng để thái), công dụng giúp cho rau củ, thịt không bị dính vào thân dao khi thái, có thể tự động “rơi” ra. Giải thích theo vật lý, khi chúng ta cắt, áp suất khí quyển bên ngoài sẽ khiến lát cắt thực phẩm dính vào lưỡi dao. Có lỗ tròn dọc lưỡi dao sẽ giải quyết được vấn đề này, tiết kiệm thời gian chế biến.
Lỗ khuyết trên các loại kéo chuyên dụng cho việc làm bếp này được thiết kế để thay cho cái khui bia, khéo lựa kê nắp chai vào lỗ khuyết rồi bật lên là được.
Theo Vũ Ngọc/ Khoevadep