Điều trị sẽ khó khăn hơn và tất cả những cảm xúc tiêu cực đã từng có khi nhận chẩn đoán ung thư lần đầu có thể quay trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Người bệnh có thể cảm thấy dè chừng, cẩn trọng, và ít hy vọng hơn so với lần trước. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân và đội ngũ y bác sỹ đã từng điều trị cho họ. Dưới đây là những vấn đề phổ biến nhất mà người bệnh ung thư tái phát cần biết.
Có thể làm gì để ngăn chặn ung thư tái phát?
Không thể phủ nhận tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi ung thư tái phát, nhưng đối với nhiều người, điều này chỉ đơn giản là việc điều trị sẽ khác đi so với lần đầu. Điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc của mình.
Nhiều người tự đổ lỗi cho bản thân vì đã từng bỏ lỡ một lần tái khám, đã ăn uống không đúng cách, hoặc đã bỏ qua việc xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh. Nhưng ngay cả khi bạn làm mọi việc đầy đủ như hướng dẫn, ung thư vẫn có thể tái phát.
Hiện nay y học đã có thêm nhiều hiểu biết mới về cách thức tăng trưởng và phát triển của ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một điều bí ẩn.
|
Bác sĩ mách cách đối mặt với ung thư tái phát - Ảnh minh hoạ |
Điều trị ung thư tái phát
Khi bệnh ung thư tái phát, bác sĩ điều trị sẽ trao đổi với bạn về các phương án điều trị cũng như mức độ hiệu quả của từng phương án.
Một số người bệnh tái phát có thể được điều trị bằng phương pháp đã sử dụng khi họ mắc ung thư lần đầu. Ví dụ, một phụ nữ mắc ung thư vú tái phát tại chỗ sau phẫu thuật có thể sẽ lại được phẫu thuật lấy bỏ khối u tái phát. Cô ấy cũng có thể điều trị bằng xạ trị, đặc biệt khi chưa từng xạ trị trước đó. Tiếp theo, cô ấy có thể điều trị bằng hóa trị và/hoặc liệu pháp hoóc-môn
Một điều khác cần lưu ý là tế bào ung thư khi tái phát có thể kháng với hóa trị. Khối u tái phát thường sẽ không có đáp ứng tốt với điều trị như khối u ban đầu.
Một lý do khác khiến bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị khác với lần đầu là nguy cơ về tác dụng không mong muốn của điều trị. Ví dụ, một số thuốc hóa chất có thể gây các vấn đề cho tim hoặc tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc đó sẽ có nguy cơ làm các vấn đề đó trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài.
Làm sao để đối phó với bất ổn về cảm xúc khi ung thư tái phát?
Có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận và nói về bệnh ung thư tái phát. Khi ung thư tái phát, hy vọng của bạn có thể rất khác so với lần đầu bạn được chẩn đoán ung thư.
Không thể phủ nhận tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi ung thư tái phát, nhưng đối với nhiều người, điều này chỉ đơn giản là việc điều trị sẽ khác đi so với lần đầu. Điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc của mình.
Họ sẽ tư vấn cho bạn tình trạng bệnh và quá trình điều trị diễn tiến như thế nào. Có thể bệnh ung thư của bạn không có khả năng chữa khỏi, nhưng có nhiều điều có thể làm để ngăn bệnh tiến triển. Bạn và gia đình bạn nên được biết rõ về mục tiêu của bất kỳ phương pháp điều trị nào.
“Tại sao tôi không thể điều trị tái phát bằng phương pháp điều trị tôi lần đầu?”
Một số người bệnh tái phát có thể được điều trị bằng phương pháp đã sử dụng khi họ mắc ung thư lần đầu. Ví dụ, một phụ nữ mắc ung thư vú tái phát tại chỗ sau phẫu thuật có thể sẽ lại được phẫu thuật lấy bỏ khối u tái phát. Cô ấy cũng có thể điều trị bằng xạ trị, đặc biệt khi chưa từng xạ trị trước đó. Tiếp theo, cô ấy có thể điều trị bằng hóa trị và/hoặc liệu pháp hoóc-môn
Quyết định phương pháp điều trị sẽ dựa trên:
Loại ung thư
Thời gian tái phát
Vị trí tái phát
Mức độ tái phát
Tình trạng sức khỏe chung
Mong muốn cá nhân của người bệnh
Một điều khác cần lưu ý là tế bào ung thư khi tái phát có thể kháng với hóa trị. Khối u tái phát thường sẽ không có đáp ứng tốt với điều trị như khối u ban đầu
Một lý do khác khiến bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị khác với lần đầu là nguy cơ về tác dụng không mong muốn của điều trị. Ví dụ, một số thuốc hóa chất có thể gây các vấn đề cho tim hoặc tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc đó sẽ có nguy cơ làm các vấn đề đó trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài.
“Tôi cần phẫu thuật để điều trị ung thư tái phát nhưng tôi không được xếp lịch mổ trong ít nhất một tháng rưỡi nữa. Tôi muốn được mổ ngay! Trong khi tôi phải chờ đợi lịch mổ, bệnh ung thư của tôi sẽ tiến triển lan rộng tới mức độ nào?”
Với hầu hết các bệnh ung thư, người bệnh vẫn có thời gian cân nhắc trước khi quyết định điều trị. Cần nhớ rằng tế bào ung thư cần phải nhân lên nhiều lần tới khi đủ số lượng mới có thể hình thành một khối u hoặc một tổn thương có thể được phát hiện qua xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh. Quá trình này cần thời gian. Thông thường, bạn sẽ có đủ thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Làm thế nào để biết liệu có nên tiếp tục điều trị hay không?
Không có câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể, thông tin mà bác sỹ đã tư vấn cho bạn, suy nghĩ và cảm xúc của bạn cũng như gia đình bạn về tình trạng của bạn.
Trong suốt quá trình điều trị (ngay cả khi việc điều trị không thể đẩy lui được bệnh), bạn vẫn đang được chăm sóc bởi bác sỹ điều trị, bệnh của bạn đang tiến triển chậm lại, và tác dụng phụ cũng như các triệu chứng vẫn đang được theo dõi và điều trị.
Với một số người, việc điều trị ung thư giúp họ cảm thấy tốt hơn và khỏe hơn. Với một số người khác, việc điều trị gây tác dụng ngược lại, khiến họ cảm thấy mệt mỏi và ít tự do hơn.
Chỉ có bạn mới có thể quyết định cách mà bạn muốn sống cuộc đời mình. Tất nhiên, bạn sẽ muốn biết gia đình mình cảm thấy thế nào về điều đó nhưng hãy nhớ rằng, quyết định cuối cùng là ở bạn.
Dù bạn có muốn điều trị ung thư hay không, bạn cũng nên được chăm sóc hỗ trợ hay chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể, ngay cả khi bệnh ung thư không còn cơ hội chữa khỏi.
Việc điều trị được thực hiện ngay cả khi không phải với mục tiêu chữa khỏi bệnh. Đối với nhiều người, bệnh ung thư của họ vẫn được kiểm soát theo cách này trong nhiều năm. Điều trị có thể giúp thu nhỏ khối u, từ đó giúp giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống.
ThS.BS. Lê Công Định - DS Đặng Hoài Thu (Bệnh viện Ung bướu Hà Nội)
Thúy Nga