Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng
Sự thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Ở mức độ nhẹ, có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, trong trường hợp nặng có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng.
6 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư đại tràng, cần đi khám ngay - Ảnh minh họa.
Xuất hiện máu trong phân
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Giảm cân bất thường
Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Chán ăn, khó tiêu
Chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Bên cạnh một số nguyên nhân thường gặp như dùng thuốc kéo dài, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… nếu như người bệnh nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng mà không cải thiện, thì có khả năng cao là sự phát triển của khối u đại tràng trong cơ thể.
Mệt mỏi và suy nhược
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân
Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài. Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Các chuyên gia y tế thường khuyến nghị một chế độ ăn ít chất béo động vật, đồ chiên rán, thịt đỏ. Thay vào đó ăn đủ cá, thịt gà, ăn nhiều trái cây, các loại rau lá sậm như bông cải xanh,ngũ cốc nguyên hạt , một số loại gia vị như nghệ, tỏi, trà xanh … làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn. Ăn uống lành mạnh hơn và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Giữ mức cân nặng khỏe mạnh và tránh tăng cân vùng giữa cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ bệnh.
Tăng cường hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
Không hút thuốc lá
Những người đã hút thuốc trong một thời gian dài có nhiều khả năng phát triển và chết vì ung thư ruột kết hoặc trực tràng hơn những người không hút thuốc.
Giang Thu