Củ cải chứa các chất dinh dưỡng như glucose, sucrose, fructose, chất xơ thô, vitamin, các loại khoáng chất và axit amin, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể con người. Ngoài ra, chất amylase trong củ cải còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Số liệu cho thấy cứ 100 gam củ cải trắng chứa 1,86 gam đường, 0,68 gam protein và 0,1 gam chất béo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được củ cải mà còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Những đối tượng sau không nên ăn bởi có thể gây hại cho sức khỏe:
1. Bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Củ cải rất giàu chất xơ, bệnh nhân xuất huyết dạ dày sau khi ăn sẽ khó tiêu hóa, dễ làm nặng thêm triệu chứng.
|
Ảnh: ABLW. |
2. Bệnh nhân tiêu chảy
Củ cải là thực phẩm tính hàn, sau khi ăn dễ sinh khí trong đường tiêu hóa, có thể thúc đẩy khí trệ và đại tiện, không thích hợp cho bệnh nhân tiêu chảy.
3. Người tỳ vị hư nhược
Củ cải tính hàn, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng táo bón, song đối với người tỳ vị hư nhược, ăn nhiều củ cải sẽ dễ làm nặng thêm các triệu chứng như tiêu chảy.
Củ cải liệu có tác dụng chống ung thư?
Sở dĩ có tin đồn rằng củ cải có thể chống ung thư là do một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sulforaphane và glucosinolate chứa trong củ cải có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư, nhưng điều này không có nghĩa là bản thân củ cải cũng có tác dụng tương tự.
Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu hiện nay chỉ giới hạn trong thí nghiệm tế bào và thí nghiệm trên động vật, bằng chứng từ thí nghiệm trên người không đủ.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
An An (Theo ABLW)