Định nghĩa một mối quan hệ độc hại (Toxic Relationship)?
Ngay cả cuốn sách Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần được coi là sách gối đầu giường các chuyên gia trị liệu thường dùng để chẩn đoán bệnh lý, vẫn chưa đưa ra được định nghĩa mối quan hệ độc hại là như thế nào.
Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản đó là những mối quan hệ tiêu cực, khiến bạn cảm thấy tồi tệ, bất lực, sợ hãi. Đôi khi, bạn có thể bị lạm dụng về mặt thể xác hoặc tinh thần.
Các cuộc trò chuyện thường kết thúc bằng cãi vã và la hét. Hoặc bạn có xu hướng giấu giếm hoặc nói dối gia đình, bạn bè về mối quan hệ đó của bạn.
Nếu bạn đang trải qua một hoặc một vài điều trên, có thể bạn đang vướng vào một mối quan hệ độc hại.
Cụ thể hơn, dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 10 dấu hiệu để nhận biết liệu bạn có đang trong một mối quan hệ độc hại hay không và những cách giải quyết phù hợp.
Người không cảm xúc
Sự ngại ngùng và xa cách trong giai đoạn đầu khi mới quen nhau là điều bình thường, tuy nhiên nếu hai bên đã xác định quan hệ mà người yêu/bạn đời của bạn vẫn như vậy thì hãy cẩn thận.
Họ ngại cho đi, ngại yêu đương, ngại tặng quà và thậm chí giữ khoảng cách với bạn thì có vẻ họ đang không nghiêm túc với mối quan hệ này. Đây có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ không lành mạnh.
Người thường xuyên nói dối
Nhiều người cho rằng lừa dối nhau là điều không thể chấp nhận được trong các mối quan hệ, tuy nhiên chúng ta cần xem xét cả tần suất và mức độ nghiêm trọng của lời nói dối.
Có sự khác biệt rất lớn giữa người phạm sai lầm một lần và người nói dối thành thói quen. Bởi vì hành vi nói dối thường xuyên gây ra tổn thương, chèn ép và sự thiếu tôn trọng cho người còn lại.
Người thiếu phẩm chất
Phẩm chất hay đạo đức là thứ bạn không thể thay đổi ở người yêu/bạn đời của bạn.
Người đã trưởng thành và có đủ năng lực hành vi, bởi vậy, nếu họ thiếu đi phẩm chất chính trực, tử tế, giỏi kiềm chế hay giàu lòng trắc ẩn thì một là bạn chấp nhận, hai là rời bỏ mối quan hệ đó.
Người ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân
Chắc chắn sẽ có lúc một bên cần được quan tâm nhiều hơn khi người đó gặp khó khăn hoặc khủng hoảng.
Tuy nhiên, nếu người đó luôn luôn chỉ chăm chăm lo cho bản thân mà không quan tâm đến ý kiến của bạn, đến cuộc sống và kế hoạch của bạn thì đó là một vấn đề đáng lưu tâm.
Người ái kỷ thường khó cảm thông và ít mở lòng để kết nối với người khác, bởi vậy mối quan hệ thường ít gắn kết và dễ trở thành mối quan hệ độc hại.
Người mắc hội chứng nói dối cưỡng chế
Đây là dấu hiệu của mối quan hệ độc hại, khi mà một bên liên tục lừa gạt và gây mất niềm tin cho bên còn lại.
Dù nguyên nhân của hội chứng nói dối cưỡng chế là do người đó phẩm chất không tốt hay do mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thì một điều nên nhớ là, một khi bạn không có niềm tin ở đối phương, mối quan hệ của bạn trước sau gì cũng sẽ không thành.
Người bảo thủ, thích đổ lỗi
Nếu người yêu/bạn đời của bạn có tính cách bảo thủ và hay đổ lỗi cho người khác, mối quan hệ của hai bạn có thể đang rất độc hại.
Người không nghiêm túc xem xét lại lỗi lầm và trách nhiệm của mình khi có vấn đề xảy ra thì sẽ tiếp tục phạm phải những sai lầm tương tự xảy ra trong tương lai.
Người muốn tách biệt bạn với người thân, bạn bè
Những kẻ có ý đồ lạm dụng bạn thường sẽ tìm cách ngăn bạn gần gũi với gia đình, bạn bè hay bất cứ ai có thể hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn.
Nếu người yêu/bạn đời của bạn có dấu hiệu trên, hãy cẩn thận vì đây là một dấu hiệu của mối quan hệ độc hại. Tuy nhiên, hãy phân biệt với trường hợp họ giúp bạn thoát khỏi các mối liên hệ không lành mạnh bên ngoài.
Người có hành vi lạm dụng
Bất cứ hành vi lạm dùng nào trong các mối quan hệ, kể cả về thân thể, tâm lý hoặc tình dục đều không thể chấp nhận được.
Nếu người kia đánh bạn một lần, họ có thể đánh bạn hai, ba lần nữa. Và rồi bạn sẽ không thể nào hoàn toàn mở lòng thoải mái với người đó nữa.
Phải làm gì khi bạn đang trong một mối quan hệ độc hại?
Một lời khuyên mà tôi thường danh cho đó là không phải mối quan hệ nào cũng đáng cứu vãn.
Có rất nhiều nhà trị liệu có thể giúp mối quan hệ của bạn lành mạnh hơn, tuy nhiên, nếu người yêu/bạn đời của bạn đã có “thâm niên” về các hành vi gây ra sự độc hại cho mối quan hệ thì hãy cân nhắc việc “chia tay đôi ngả”.
Các bạn cũng đừng nên nghĩ rằng mình sẽ khó mà tìm được một đối tượng tốt để hẹn hò/kết hôn. Hãy nhớ “mây tầng nào gặp mây tầng đó”, cách bạn đối xử với người ta sẽ quyết định thái độ họ đối với bạn.
Bạn cố níu kéo một mối quan hệ độc hại đồng nghĩa với bạn chấp nhận để họ tiếp tục hành xử quá đáng với chính mình. Nếu bạn không muốn tổn thương lòng tự trọng và tiếp tục cuộc sống không hạnh phúc thì hãy quyết định dừng lại.
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc bị đe dọa khi rời đi, hãy ngay lập tức gọi vào đường dây nóng bạo hành gia đình để được giúp đỡ kịp thời.
Theo Pháp luật và bạn đọc