Rất nhiều người dễ gặp phải các vấn đề răng miệng nếu như không biết cách chăm sóc kĩ càng, gây tổn thương bởi các tác động như thiếu chất, vi khuẩn tấn công,…dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt và có mùi hôi kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe.
Lá chanh từ lâu đã được dân ta biết đến như một loại gia vị trong các món ăn, nhưng lại ít ai biết đến nó có thể chữa trị tận gốc các vấn đề liên quan đến bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng và cả viêm lợi...
|
Lá chanh được xem là tiên dược chữa bách bệnh trong đông y. |
1. Công dụng kỳ diệu của lá chanh
+ Chữa các bệnh về răng miệng
Lá chanh cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp điều trị chứng chảy máu chân răng, cải thiện hơi thở nặng mùi trở nên thơm mát.
Hơn thế nữa, tinh dầu trong nó còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tiêu diệt hết vi khuẩn tấn công men răng, từ đó giải quyết nhanh chóng cơn đau nhức, ê buốt.
+ Diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch
Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Người ta thường nấu một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi để trị cảm cúm.
+Trị mụn nhọt, viêm sưng
Sử dụng lá chanh khô, lá gai tầm xoong và tinh tre, mỗi loại 10g, tán thành bột khô, rắc lên những vết thương do mụn và băng lại trong vòng 10 phút để giảm sưng tấy.
+ Tốt cho bệnh hen phế quản
Lấy một nắm chanh với dây tơ hồng, tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một bát, uống từ 7 - 10 ngày liền hen phế quản sẽ giảm sâu.
+ Thanh nhiệt, mát gan
Không nhiều người biết lá chanh có tác dụng mát gan. Để có bài thuốc này, cần 12g lá chanh khô, 12g lá gai khô và 12g lá cối xay. Sắc hỗn hợp này từ 3 bát nước xuống còn 1 bát nước. Uống ngày 2 lần, sáng và tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ nhận được kết quả.
+ Làm mượt tóc
Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu (thực hiện gội 1 lần/tuần).
+ Chữa đầy bụng,bí tiểu ở trẻ em
Có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn nếu trẻ có biểu hiện đầy bụng, bí tiểu sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.
2. Hướng dẫn cách làm nước chanh chữa các bệnh về răng miệng
+ Chuẩn bị:
1 nắm lá chanh (khoảng 40 lá) không quá già cũng không quá non (bạn có thể dùng lá chanh tươi hoặc khô đều được), 1 thìa muối hạt và 1 lít nước lọc.
+ Thực hiện:
Đầu tiên đem rửa sạch lá chanh để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài. Tiếp đến, bạn cho lá chanh vào nồi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối, đun sôi sau đó hạ nhỏ lửa để thêm 10 – 15 phút nữa cho tinh dầu tiết ra hết, nước lá cô đặc thì tắt bếp. Đợi nguội bớt rồi rót vào chai sạch, đậy nắp bảo quản dùng dần.
+ Cách sử dụng:
Hàng ngày, sau khi đã vệ sinh sạch răng miệng như bình thường bạn hãy lấy tăm bông nhúng vào nước lá chanh rồi nhẹ nhàng chấm lên chỗ răng bị sâu, hay chỗ bị viêm lợi. Bạn làm như vậy khoảng 3 lần để các dưỡng chất có thể thẩm thấu vào sâu bên trong và không bị trôi đi.
Trong lá chanh chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Hoặc bạn cũng có thể súc miệng hàng ngày bằng nước lá chanh sau khi đã đánh răng sạch sẽ
Với phương pháp này, bạn nên thực hiện kiên trì và đều đặn mỗi ngày vào những buổi tối trước khi đi ngủ. Sau 4 tuần thì các cơn đau do sâu răng, viêm lợi sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa, hơi thở cũng thơm tho hơn hẳn.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, khi gặp những vấn đề về răng miệng như vậy bạn cần tránh ăn đồ cay nóng, chua, mặn để tránh làm vết thương lan rộng, gây xót và đau. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C và không dùng vật nhọn như tăm để xỉa răng. Bên cạnh đó hãy hình thành thói quen súc miệng với nước sạch hoặc pha loãng với muối ngay khi thức dậy, ăn sáng rồi mới đánh răng. Đây mới là quá trình vệ sinh đúng mà bạn cần thực hiện mỗi sáng.
Theo Jim/Khỏe & Đẹp