Khoai tây là thực phẩm quen thuộc tại nhiều quốc gia, đem lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen để khoai tây quá lâu mà không ăn đến, dễ gây ra tình trạng khoai tây mọc mầm. Việc ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không đã trở thành đề tài tranh cãi.
Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn an toàn để ăn, miễn là bạn loại bỏ phần mầm đi.
Một số người khác lại cảnh báo rằng khoai tây mọc mầm rất độc hại và gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí có khả năng gây tử vong. Vậy rốt cuộc khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không?
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid bắt đầu tăng lên hơn khoai tây bình thường.
Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm khi ăn?
Do đó, ăn khoai tây đã mọc mầm có thể khiến bạn hấp thụ quá nhiều hợp chất này. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến tối đa 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.
Tiêu thụ quá mức glycoalkaloid thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ hợp chất này với lượng lớn hơn nữa, nó có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn và trong một số trường hợp thậm chí có thể gây tử vong.
Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn an toàn để ăn, miễn là bạn loại bỏ phần mầm đi.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy phụ nữ mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn khoai tây mọc mầm.
Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe, vậy có cách nào loại bỏ các chất độc hại trong khoai tây mọc mầm không?
Thực tế, hợp chất glycoalkaloid tập trung nhiều nhất ở phần lá, hoa, mắt và mầm của khoai tây. Ngoài việc mọc mầm, khoai tây bị dập nát hoặc khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao.
Do đó, việc cắt bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.
Bên cạnh đó, cách thức chế biến cũng giúp làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, việc gọt sạch vỏ rồi đem chiên có thể làm giảm lượng glycoalkaloid. Trong khi đó, việc luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng lại không đem đến hiệu quả đáng kể.
Việc gọt sạch vỏ rồi đem chiên có thể làm giảm lượng glycoalkaloid trong khoai tây mọc mầm.
Tuy nhiên, kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Vì thế một số chuyên gia đã khuyên rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.
Cách giữ khoai tây không mọc mầm
Một trong những cách tốt nhất để tránh khoai tây mọc mầm là không nên dự trữ khoai tây quá lâu mà chỉ mua đủ khi bạn có kế hoạch sử dụng nó.
Ngoài ra, khi muốn dự trữ khoai tây, hãy kiểm tra và loại bỏ những củ khoai tây đã hỏng, đảm bảo những củ còn lại vẫn an toàn trước khi bảo quản ở nơi tối, khô ráo và thoáng mát, điều này cũng hạn chế nguy cơ mọc mầm.
Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt 2 loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm.
Theo Châu Anh/Báo Giao thông