Tôi thấy nhiều người mua cóc để chế biến các món ăn cho trẻ nhỏ, người ốm vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tôi cũng biết một số vụ ngộ độc do ăn thịt cóc. Vậy tôi cần làm gì khi chế biến để đảm bảo lấy sạch đi chất độc trong cóc?
Trả lời
Thạc sĩ, bác sĩ Dương Công Minh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM)
Xét về mặt dinh dưỡng, thịt cóc giàu đạm và kẽm nhưng không nhiều so với các loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt heo, thịt ếch, sò, hến, hay hàu. Trái lại, nếu không biết cách sơ chế và chế biến, ăn thịt cóc có thể gây ra hiểm họa khó lường.
Nhiều các cơ quan của con cóc chứa độc tố chết người. Ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt hay hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin. Đây là chất độc mạnh, có thể gây chết người trong thời gian ngắn.
Tỷ lệ gây tử vong của loại độc chất này rất cao, bệnh nhân có thể tử vong ngay tại chỗ hoặc trên đường tới bệnh viện.
Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn.
Người dân cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Nếu độc tố bị dính vào thịt cóc do chế biến không an toàn, nó sẽ không mất đi dù đã được nấu sôi.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên tránh ăn sản phẩm thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ người bán dạo hay những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế hoặc cấp cơ quan có thẩm quyền…
Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng
Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.
Theo Độc giả Ngọc Mai/Zing