Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Khoa học & Công nghệ Huazhong, Trung Quốc cho thấy, những người đàn ông ngủ muộn, làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường 27%. Những người không ngủ trưa cũng có nguy cơ mắc ung thư cao gấp đôi người nghỉ ngơi được khoảng 30 phút. Đây lại chính là 2 thói quen của phần đông mọi người, đặc biệt là nam giới. Những người này có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 43% người khác.
Bởi vậy, ngủ muộn đồng nghĩa với tự sát!
|
Người trẻ không biết rằng: Ngủ muộn đồng nghĩa với tự sát! |
Đăng tải trên Trí Thức Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Thái Hà Books đã khẳng định: "Rất nhiều người đang ngủ sai giờ. Họ không biết đường tới nghĩa địa dần ngắn lại".
Câu chuyện tại Trung Quốc về nữ tiến sĩ đang ở đỉnh cao sự nghiệp bỗng phát hiện mắc bệnh ung thư và mất không lâu sau đó vì không thể xạ trị. Gan của cô đã quá yếu bởi thói quen hầu hết ai cũng mắc phải: ngủ rất muộn. Tuy tính xác thực của câu chuyện này chưa được làm rõ nhưng nó vẫn là một bài học cảnh tỉnh cho nhiều người về tác hại của việc thức khuya.
Những tác hại đáng sợ của việc ngủ muộn:
- Việc thức đêm sẽ khiến các tuyến nội tiết dễ bị rối loạn, khiến da khô, giảm đàn hồi, xỉn màu, thâm sạm da, nổi mụn trứng cá, tàn nhang, bọng nước và các vết nhăn lão hóa.
- Tăng nguy cơ béo phì và ung thư gấp 3 lần
- Để thức khuya, hệ thần kinh giao cảm sẽ duy trì trạng thái hưng phấn để tỉnh táo. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến ngày hôm sau trở nên quá sức, cạn kiệt. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Đây là những dầu hiệu đầu tiên cho chứng mất ngủ và các bệnh suy nhược thần kinh khác.
- Thức khuya lâu dần dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp.
- Việc thức khuya đi kèm với thói quen ăn đêm sẽ tạo ra gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị trì trệ, thúc đẩy tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây ra kích ứng dạ dày, viêm loét và các bệnh tiêu hóa khác.
- Không ngủ đồng nghĩa với việc gan không có thời gian để bài tiết độc tố. Dẫn đến các tế bào tổn thương không được khắc phục, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ bị đe dọa.
Vậy ngủ thời gian nào sẽ khiến ta khỏe mạnh?
- Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.
- Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
- Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.
|
Sắp xếp công việc hợp lý là cách để có một giấc ngủ khoa học. |
- Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Người đang mắc bệnh ho hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
- Từ 5h - 7h sáng là thời gian giải độc đại tràng. Đây là lý do người ta thường muốn vào nhà vệ sinh vào thời gian này, đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để "giải tỏa".
- Từ 7h - 9h là giai đoạn thời gian ruột non hấp thụ dinh dưỡng, vì vậy bạn nên ăn bữa sáng vào lúc này. Ăn sáng sẽ không khiến bạn bị béo mà ngược lại. Ngay cả khi 10h mới ăn sáng vẫn tốt hơn là không ăn chút gì.
Theo Dũng Linh/Vietq