Mùa nắng nóng đến, vào những ngày đỉnh điểm, nhiệt độ có nơi lên tới 40 độ C. Trong môi trường nhiệt độ cao như vậy, cơ thể con người rất dễ bị say nắng do thiếu nước và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Khi đó, con người không chỉ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể bị đột quỵ, tính mạng sẽ bị đe dọa nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vậy, cách sơ cứu người say nắng, đột quỵ do sốc nhiệt như thế nào?
Theo tài liệu y khoa, say nắng là hội chứng sốt cao, mất nước và các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương chủ yếu do tích tụ nhiệt năng do rối loạn chức năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể con người và rối loạn chức năng tản nhiệt dưới nhiệt độ cao hoặc nắng gắt.
|
Ảnh minh hoạ. |
Các yếu tố bên ngoài chính gây say nắng là nhiệt độ cao, độ ẩm cao và tốc độ gió thấp. Say nắng dễ xảy ra trong môi trường làm việc bức xạ nhiệt độ cao (môi trường nhiệt khô) và môi trường làm việc có nhiệt độ cao, độ ẩm cao (môi trường nhiệt ẩm). Đồng thời cũng cần lưu ý, đôi khi mặc dù nhiệt độ không cao, độ ẩm không cao nhưng do môi trường thông thoáng kém nên vẫn dễ xảy ra say nắng.
Ở các thành phố, có rất nhiều tòa nhà cao tầng, ảnh hưởng đến lưu thông không khí, sử dụng điều hòa không khí trên quy mô lớn vào mùa hè, đường phố chật hẹp và phương tiện giao thông tăng dần, sử dụng các thiết bị và dụng cụ khác nhau, giảm diện tích cây xanh đô thị, v.v., hình thành hiệu ứng đảo nhiệt và gia tăng nhiệt độ đô thị.
Cùng với sự gia tăng lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu, sự hình thành hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ ngày càng tăng cao,... những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng say nắng, đột quỵ do say nắng, ngày càng gia tăng.
Các yếu tố chủ quan gồm:
1. Tăng sinh nhiệt như tham gia lao động thể dục thể thao, mắc các bệnh tăng chuyển hóa như sốt, cường giáp.
2. Thích ứng nhiệt kém như suy dinh dưỡng, già yếu, phụ nữ mang thai, mệt mỏi quá mức, lười vận động, thiếu ngủ, uống rượu, đói, đột ngột vào các môi trường có nhiệt độ cao.
3. Rối loạn tản nhiệt như thừa cân, mặc đồ lót chật, kém thoáng khí, thiểu năng tuyến mồ hôi bẩm sinh, xơ cứng bì, rôm sảy, sẹo hồi trên bệnh nhân bỏng rộng.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn B-adrenoceptor, thuốc lợi tiểu, phenothiazin mà bệnh nhân bị mất nước, sốc, suy tim và các bệnh khác, cũng là yếu tố không thể bỏ qua dẫn đến say nắng.
Nếu không cấp cứu kịp thời, người say nắng có thể đột quỵ, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi phát hiện người có dấu hiệu sốc nhiệt, đột quỵ, ngay lập tức phải thực hiện các biện pháp sau:
1. Di chuyển: Nhanh chóng bế người bệnh đến nơi thoáng, mát, và nới hoặc cởi bớt quần áo bên ngoài, nếu ra mồ hôi thì thay quần áo khác.
2. Hạ nhiệt: Có thể trùm khăn lạnh lên đầu bệnh nhân, có thể dùng cồn 50%, nước đá hoặc nước lạnh lau toàn thân, sau đó dùng quạt máy hoặc quạt điện thổi để tăng tốc độ tản nhiệt. Nếu có điều kiện, cũng có thể dùng chăn làm mát để hạ nhiệt. Nhưng không được nhanh chóng hạ thân nhiệt người bệnh, khi thân nhiệt xuống dưới 38 độ C thì ngừng mọi biện pháp chườm lạnh và các biện pháp hạ nhiệt mạnh khác.
3. Bù nước: Khi người bệnh còn tỉnh, cho uống một ít nước, khi bù nước có thể cho thêm một ít muối hoặc muối nở. Nhưng đừng vội bổ sung nhiều nước, nếu không sẽ gây ra nôn mửa, đau bụng, buồn nôn và các triệu chứng khác.
4. Đánh thức: Nếu bệnh nhân bất tỉnh, hãy cố gắng đánh thức họ dậy. Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo ngay.
5. Chuyển viện: Đối với người bệnh say nắng nặng, đột quỵ cần chuyển đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay. Khi vận chuyển bệnh nhân nên vận chuyển trên cáng, không được để bệnh nhân đi lại, đồng thời trong quá trình vận chuyển cần chú ý cố gắng chườm túi đá lên trán, lưng, gối, ngực, khuỷu tay và gốc đùi, đồng thời tích cực thực hiện quá trình làm mát cơ thể để bảo vệ não, tim, phổi và các cơ quan quan trọng khác.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Báo động nhiều người trẻ đột tử khi vận động
Kiều Dụ (Theo SH)