Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi ăn quá no. Mỗi ngày, bộ phận này phải tiết khoảng 8000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ăn no khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết. Chính vì vậy, các chuyên gia về sức khỏe đã nhiều lần khẳng định rằng: “Đói cũng là một cách chăm sóc sức khỏe”.
Đặc biệt đối với 4 loại bệnh dưới đây, thực sự cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của việc ăn uống, cứ đói là tốt.
Bệnh dạ dày
Thức ăn đầu tiên sẽ được đi vào dạ dày, cần phải vào dạ dày tiêu hóa và hấp thụ từng chút một, việc ăn quá no sẽ khiến trong dạ dày luôn tồn tại thức ăn, chúng ta có cảm giác no lâu. Tình trạng no lâu không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, cơ thể không thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn dẫn đến tiết quá nhiều axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh như viêm dạ dày.
Béo phì
Một trong những mối nguy hại rõ ràng của việc ăn quá nhiều là béo phì. Đặc biệt người hiện đại ngày nay thích ăn một số đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, nhiều đường như thịt nướng, lẩu, xiên que,… Những đồ ăn này khi vào cơ thể rất khó tiêu hóa, hậu quả là gây béo phì và các bệnh khác như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.
Viêm tụy
Nhiều bạn thường chỉ thích ăn những món ăn vặt mua ở ngoài hàng như trà sữa, tráng miệng, kem, gà rán,… rồi tối lại đi ăn lẩu, nhất là khi bắt gặp những món ăn mình thích thì họ thường ăn quá nhiều. Hậu quả của việc này là sẽ làm tổn thương tuyến tụy, có thể dẫn đến viêm cấp tính.
Suy nhược thần kinh
Người bị suy nhược thần kinh cần đặc biệt lưu ý không nên ăn tối quá no, nếu không sẽ khiến bụng phình to, ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa, đồng thời mang đến gánh nặng nhất định cho các cơ quan xung quanh.
Ban đêm là giờ ngủ, thức ăn chưa được tiêu hóa hết, cảm giác khó chịu trong dạ dày sẽ truyền lên vỏ não ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu để lâu có thể gây suy nhược thần kinh nghiêm trọng hơn.
Theo Nguyễn Giang/Ngôi sao/Công lý & xã hội