Nếu như không phải yếu tố khách quan như thời tiết quá nóng, mặc quần áo quá dày... mà bạn vẫn đổ mồ hôi thì phải xem lại sức khỏe của mình. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi đêm. Một trong số nguyên nhân có thể là:
|
Ảnh minh họa. |
Mãn kinh
Đây là nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Các bác sĩ cho rằng việc đổ quá nhiều mồ hôi là kết quả do suy giảm nồng độ estrogen làm ảnh hưởng đến một phần của não bộ, có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Nhiệt độ tăng, máu lưu thông trong các mạch máu nhiều hơn, làm giãn mao mạch ở da. Chính vì vậy, da của bạn trở nên đỏ ửng và bắt đầu đổ mồ hôi.
Nhiễm trùng
Bệnh lao có thể là một loại bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất gây đổ mồ hôi đêm. Nhưng các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xương, viêm tâm mạc (van tim) và áp xe cũng có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm. Thậm chí, mồ hôi đêm cũng là triệu chứng của nhiễm HIV.
Bệnh ung thư
Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng ban đầu của một số loại ung thư. Tuy nhiên, những người bị ung thư thường không được chẩn đoán từ dấu hiệu ban đầu này. Nếu đổ mồ hôi đêm kèm sút cân và sốt thì bạn phải gặp bác sỹ.
Dùng thuốc
Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm. Các loại thuốc tâm thần khác như aspirin và acetaminophen cũng có thể gây ra tình trạng này.
Hạ đường huyết
Đường trong máu có thể gây ra hiện tượng mồ hôi đêm. Những người đang dùng insulin hoặc thuốc tiểu đường cũng có thể đổ mồ hôi đêm kèm triệu chứng hạ đường huyết.
Rối loạn nội tiết
Đổ mồ hôi đêm hoặc đổ mồ hôi có thể xảy ra ở người bị rối loạn hormone, bao gồm bệnh đốm hồng cầu, u carcinoid và cường giáp.
Tuyến giáp hoạt động quá mức
Đổ mồ hôi đêm là một triệu chứng hay gặp ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức, hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp. Các vấn đề khác liên quan đến hormone như suy thượng thận cũng có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm.
Mi Trần (theo WDM)