Dỗ con kiểu rung lắc coi chừng khiến trẻ mù, liệt

Google News

Các chuyên gia nhắc nhở rằng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não do rung lắc dữ dội cao tới 25% và 80% có thể bị tàn tật suốt đời như mù lòa, tê liệt, cản trở học tập hoặc ngôn ngữ.

Để dỗ trẻ đang khóc, nhiều người dùng cách giữ và ấn tay, chân, vai hoặc ngực của em bé, thậm chí lắc mạnh một cách thô bạo. Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bé gặp tổn thương nghiêm trọng.
Về vấn đề này, chuyên gia nhắc nhở rằng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não do rung lắc dữ dội cao tới 25% và 80% có thể bị tàn tật suốt đời như mù lòa, tê liệt, cản trở học tập hoặc ngôn ngữ.
Do con kieu rung lac coi chung khien tre mu, liet
Ảnh minh họa.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, rung lắc trẻ sơ sinh một cách thô bạo là một hình thức lạm dụng thể chất nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi.
Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ đã chính thức đổi tên "hội chứng trẻ bị lắc" thành "chấn thương não do bạo hành", với mục đích điều chỉnh nhận thức của công chúng về việc rung lắc, thường chỉ gây tổn thương não cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ Bành Thuần Chi, Giám đốc Hiệp hội Y khoa Nhi khoa Đài Loan, cũng chỉ ra rằng nếu em bé quấy khóc, đó có thể là phản ứng cảm xúc do đói, đầy hơi, đau bụng hoặc tã ướt. Nhưng nếu bị rung lắc dữ dội có thể gây chấn thương sọ não, mù lòa, tê liệt và các rủi ro khác, thậm chí có thể gây tử vong.
Bác sĩ Bành Thuần Chi cũng nhắc nhở, khi dỗ dành em bé phải tuân thủ nguyên tắc "3 không, 2 nhớ", bao gồm "không lắc, không ném, không va chạm" và "nhớ nâng đỡ và nhớ kiên nhẫn", tuyệt đối không nắm phần nách hoặc trên đùi trẻ một cách thô bạo.
Khi bế trẻ, chú ý bảo vệ đầu và cổ trẻ. Khi trẻ khóc, hãy kiên nhẫn và xoa dịu cảm xúc của trẻ. Nếu người đang chăm sóc không thể dỗ dành, bạn có thể tìm người khác chăm sóc thay thế hoặc sử dụng đồ chơi, âm nhạc và các đồ dùng khác mà bé thích để thay đổi những cảm xúc bồn chồn của bé.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nắng nóng, chế xe kéo chở trẻ đi học: Có vi phạm giao thông?

 

Kiều Dụ (Theo ET)