Bảo vệ thị lực
Theo Huffington Post, chức năng cơ bản của tuyến lệ đó là bảo vệ đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Không chỉ có tác dụng rửa nhãn cầu mắt và mí mắt, nước mắt còn ngăn sự mất nước của niêm mạc.
Loại bỏ độc tố
Khi một vật thể như khói, bụi, cát... xâm nhập vào mắt, các dây thần kinh ở giác mạc sẽ phản ứng đến não. Sau đó não sẽ gửi trở lại một loại hormone bảo vệ đến mí mắt, giúp sản sinh ra nước để loại bỏ vật thể này.
|
Ảnh minh họa. |
Tăng khả năng giao tiếp:
Ngoài tăng cường sức khỏe thể chất, khóc cũng có thể giúp một người nào đó xây dựng các mối quan hệ. Thông thườngkhi chúng ta chia sẻ chuyện gì đó cùng với bạn bè mà khiến chúng ta khóc, ngay lập tức những người ấy sẽ giúp đỡ và xoa dịu cảm xúc của chúng ta. Mối tương tác này giúp mối quan hệ bền vững hơn.
Chống trầm cảm
Nghiên cứu của Đại học Florida phát hiện ra rằng khóc có hiệu quả hơn mọi loại thuốc chống trầm cảm. 88,8% người tham gia nghiên cứu đều cảm thấy tâm trạng của họ được cải thiện hơn nhiều sau khi khóc.
Khóc có thể làm tâm trạng phấn chấn
Khóc có thể làm giảm lượng mangan trong cơ thể. Những giọt lệ do xúc cảm có thể ngăn hoạt động cô đặc chất béo hòa tan - có nhiệm vụ vận chuyển các phần tử (độc hại) - cao hơn so với nước mắt do bị kích động là 24%.
Bởi nước mắt được tạo ra từ cảm xúc có chứa 24% chất đạm albumin rất hữu ích trong việc điều chỉnh hệ thống trao đổi chất của cơ thể.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Nước mắt có thể loại bỏ một số chất hóa học bị tích tụ trong cơ thể do căng thẳng. Nén khóc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và béo phì.
Hủy bỏ các độc tố sinh hóa
William Frey A. đã tiến hành nhiều nghiên cứu về nước mắt và thấy rằng những giọt nước mắt tuôn ra từ những cảm xúc có chứa độc tố. Chính nước mắt đã mang các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua đôi mắt.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp