Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ ăn sáng?

Google News

Từ lâu, bữa sáng được coi là bữa ăn lành mạnh và thậm chí còn quan trọng hơn các bữa ăn khác.

Bỏ ăn sáng có rất nhiều lý do. Tuy nhiên hầu như xuất phát từ thời gian công việc gia đình quá gấp gáp khiến nhiều người không muốn dùng bữa sáng. Thông thường, người đi làm và học sinh cần ăn sáng trước 6h30 mỗi ngày để đảm bảo 7h có mặt bắt đầu công việc hay đi học.

Thời gian này cơ thể vẫn chưa có cảm giác đói đồng thời khá khó để ăn sáng vào thời điểm này với phần lớn chúng ta. Bên cạnh những vấn đề về thời điểm thì thời gian cũng là nhược điểm. Công việc bận rộn hay thời gian gấp gáp khiến nhiều người không kịp chuẩn bị và ăn sáng. Lâu dần họ hình thành thói quen bỏ luôn bữa sáng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ ăn sáng?

Dieu gi se xay ra neu ban bo an sang?

Bữa sáng được cho là quan trọng hơn các bữa ăn khác. (Ảnh minh họa)

Bệnh tim mạch

Các nghiên cứu về nguy cơ xơ vữa động mạch cho kết quả tới 67% nguy cơ trên những người không ăn sáng trong khi người ăn sáng chỉ chiếm 21%. Ảnh hưởng này được lý giải dựa trên sự thay đổi chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết không ổn định có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch cấp và mãn tính đặc biệt là đột quỵ cũng được ghi nhận.

Tiểu đường tuýp 2

Khi không ăn sáng cơ thể sẽ xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa và tăng khả năng mắc chứng đái tháo đường. Trong đó phụ nữ được cho là đối tượng nguy cơ mắc cao hơn vì họ thường bỏ ăn sáng.

Thiếu năng lượng và tỉnh táo

Trẻ em và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên khi không ăn sáng sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển thể chất. Ở giai đoạn này cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng khá lớn, nếu không kịp thời bổ sung sẽ gây ra suy nhược, suy dinh dưỡng. Mọi vấn đề dinh dưỡng ở trẻ đều gây suy giảm trí nhớ và giảm nhận thức ngắn hạn hoặc dài hạn. Lâu dài, người bỏ ăn sáng sẽ bị thiếu máu não gây mất tập trung và thiếu tỉnh táo.

Mất cân bằng dưỡng chất

Bữa sáng có vai trò cung cấp năng lượng dài cho nửa ngày hoạt động nếu không cung cấp sẽ làm cơ thể kiệt sức. Lâu dài sẽ suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được coi là lá chắn giúp cơ thể chống lại mọi tác hại của môi trường. Vì thế người không ăn sáng dễ mắc bệnh và suy nhược cơ thể.

Mắc bệnh tiêu hóa

Nhịn đói hoạt động công việc học tập sẽ khiến cảm giác cồn cào ruột xảy ra. Khi không có thức ăn để tiêu hóa dạ dày vẫn làm việc theo đúng chu kỳ thường ngày. Lượng axit tiết ra để tiêu hóa thức ăn lúc này sẽ phản ứng lên thành dạ dày và ruột. Vì thế nên người bỏ ăn sáng có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn. Ngoài ra khi không ăn sáng có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, tiêu chảy bất thường.

Ngoài ra, nhịn ăn sáng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể khó khăn trao đổi chất chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì thừa năng lượng.

 
Theo BS Đặng Xuân Thắng/VTCnews