Điều dưỡng Bùi Văn Tiến (34 tuổi, quê Hà Tây) hiện đang phụ trách phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhân Ái (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).
|
Bệnh viện Nhân Ái (tỉnh Bình Phước). |
Bắt đầu làm việc tại nơi chăm sóc và điều trị miễn phí cho bệnh nhân HIV/AIDS vào năm 2008, kể từ đó không mùa Tết nào anh được về quê với gia đình.
Ròng rã chục năm trực cấp cứu giao thừa, kỷ niệm đáng nhớ nhất với nam điều dưỡng là ca cấp cứu "2 năm" diễn ra vào 5 mùa xuân trước.
|
Điều dưỡng Bùi Văn Tiến |
"Lúc đó là khoảng 20-21 giờ đêm 30 Tết. Gia đình em và các đồng nghiệp đang đếm ngược chờ thời khắc bắn pháo hoa thì thông tin có một bệnh nhân nặng, ruột lòi ra ngoài vì vết mổ cũ ập đến.
Đã quen nhiệm vụ, em cùng ekip trực di chuyển nhanh vào phòng cấp cứu, đặt hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài xuyên màn đêm, lúc xong xuôi thì đã qua năm mới nên anh em vẫn nói vui đây là ca cấp cứu 2 năm" - anh Tiến chia sẻ.
|
Khoa săn sóc đặc biệt của bệnh viện. |
Vợ anh Tiến, chị Đào Thị Hoài Phương (34 tuổi, quê Hà Tĩnh) cũng là một điều dưỡng công tác tại bệnh viện nên rất thông cảm với trách nhiệm của chồng. Thậm chí hồi mới cưới nhau, hai tháng trời họ không được ngủ chung vì bệnh viện không có sẵn phòng riêng cho vợ chồng.
|
Khoa Nội 1. |
|
Thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. |
"Em bắt gặp và quen vợ vì hai đứa cùng chung đội văn nghệ, thường xuyên đi hát múa chung. 2011 quyết định cưới. Cưới xong bọn em cũng phải ở lại, vì ra ngoài xa chỗ làm quá. Hiện hai vợ chồng đã có 2 cháu, đứa lớn 6 tuổi còn đứa nhỏ 1 tuổi" - nam điều dưỡng tâm sự.
Để tiện cho việc đi học, anh Tiến gửi con lớn về ở với ông bà ngoại, riêng đứa nhỏ vẫn ở chung nhà công vụ với hai vợ chồng.
|
Dịp Tết, tất cả y bác sĩ và nhiều bệnh nhân tại đây không về quê đón Tết. |
Khi nào họ cùng bận chăm sóc bệnh nhân lại nhờ cậu ruột vào viện phụ trông bé.
Hỏi để con ở lại nơi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, bản thân người làm cha như anh có sợ không? Tiến cười, trả lời hoàn toàn yên tâm vì môi trường nơi bé ở tách biệt, cách xa môi trường phòng bệnh.
|
Năm nào cũng có những câu chuyện xúc động trong đêm giao thừa. |
Những khó khăn lớn nhất đều đã được hai vợ chồng điều dưỡng giải quyết ổn thỏa. Chỉ có chút chạnh lòng, là năm nào khi đến gần Tết, các con anh Tiến cũng đòi cha mẹ cùng về quê để chơi với ông bà.
"Em dự định mấy ngày Tết sẽ đón con lớn vào viện chơi vài bữa, rồi sau đó cho nó về. Khó khăn lớn nhất bây giờ là để cho các con học thì phải ở xa mình, nó sẽ thiếu thốn tình cảm.
Dù vậy, chưa bao giờ nghĩ phải bỏ nơi làm việc để thuận lợi hơn trong việc nuôi con. Em nghĩ các đồng nghiệp cũng sẽ nghĩ vậy, vì thiên chức của mình là cứu chữa, giúp đỡ cho bệnh nhân, dù họ là ai chăng nữa" - anh Tiến tâm niệm.
|
Bệnh nhân kết tràng hạt nguyện cầu may mắn cho gia đình. |
Trải qua quá trình công tác lâu dài, anh Tiến đã rút ra nhiều bài học cho bản thân. Anh nhận ra người bệnh không chỉ cần chữa bệnh mà còn cần tình cảm giữa người với người.
|
Nhân viên y tế động viên nhau vì bệnh nhân. |
Dịp Tết Kỷ Hợi 2019, nam điều dưỡng chúc các đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ và luôn hạnh phúc, nhiệt huyết, nhất là với đặc thù của ngành y - trực Tết như cơm bữa.
Bác sĩ Nguyễn Đức Long, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Ái cho biết, nơi đây hiện có 29 bác sĩ, 154 điều dưỡng phục vụ cho 428 bệnh nhân.
Chuyện xúc động ngày Tết: Điều dưỡng bỏ vợ con đêm giao thừa, lao đi cứu bệnh nhân HIV/AIDS lòi ruột nguy kịch - Ảnh 10.
Những hoạt động văn nghệ mừng xuân diễn ra lặng lẽ nhưng ấm áp tại vùng đất xa xôi này.
Khác với nhiều bệnh viện khác khi nhân viên y tế được thay phiên nhau trực để về quê đón xuân, toàn bộ y, bác sĩ tại đây phải ở lại trực Tết.
Kỳ nghỉ về với gia đình của họ có chăng là lúc thiên hạ đã "no xôi chán chè" mùa xuân, bằng những ngày phép ngắn.
Theo Hoàng Lê/Tổ Quốc