Hàm lượng sắt chứa trong đậu đỏ khá cao nên nếu ăn đậu đỏ lâu dài có thể dưỡng khí, bổ huyết. Ăn đậu đỏ vào mùa thu và mùa đông cũng có thể bồi bổ tim mạch, bổ máu.
Theo các nghiên cứu khoa học, hàm lượng natri trong đậu đỏ tương đối thấp, kali cao, phốt pho và magiê tương đối cao, có lợi cho việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu và thúc đẩy huyết áp ổn định.
Các khoáng chất trong đậu đỏ có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, có thể làm cho làn da của chúng ta trông mềm mại và mịn màng hơn. Polysaccharide tự nhiên trong đậu đỏ cũng có thể tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da của chúng ta, giúp cơ thể khóa ẩm từ bên trong, làm cho làn da tươi hơn, đàn hồi hơn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Đậu đỏ tốt như thế, lại nấu với gạo nếp cẩm thì càng tốt hơn. Gạo nếp cẩm rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chức năng khác nhau như loại bỏ các gốc tự do, cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và điều hòa miễn dịch.
Sự kết hợp giữa gạo đen và đậu đỏ là một sự kết hợp tuyệt vời và hiếm có, phù hợp để dùng lâu dài, cho hiệu quả rõ rệt. Phụ nữ nên thường xuyên ăn đậu đỏ và gạo nếp cẩm để duy trì sắc đẹp và sức khỏe. Sau một thời gian, bụng sẽ bớt mỡ, phẳng hơn, các vết nám cũng mờ dần và tử cung cũng sạch hơn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Ngoài ra, đậu đỏ kết hợp cùng lạc cũng rất tốt. Vitamin E chứa trong lạc có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại oxy hóa của các gốc tự do. Lạc cũng chứa nhiều dầu và chất xơ thô, có thể làm ẩm ruột, nhuận tràng, tống chất độc ra khỏi cơ thể và thư giãn hiệu quả.
Lạc cũng chứa flavonols có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa cục máu đông và tiểu cầu kết tụ lại với nhau, giảm bệnh tim mạch.
Khi nấu cháo, cho lạc và đậu đỏ vào đun cùng, cháo đậu đỏ lạc sẽ có vị ngọt thanh thanh, có tác dụng rất tốt, vào mùa thu đông, mỗi ngày ăn một bát có thể dưỡng khí, bổ huyết, tống hơi ẩm ra khỏi cơ thể, tống các chất độc tích tụ trong tử cung ra ngoài, bảo vệ tử cung.
Kiều Dụ (Theo SH)