Những thực phẩm không nên ăn khi bị dạ dày
Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh
Người bị dạ dày không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như: cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
Bên cạnh đó, cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi, nếu muốn dùng phải để nguội về nhiệt độ 25 – 30 độ C.
Cà chua
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua rất không tốt cho người bị dạ dày. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng; chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói.
Dưa muối, cà muối
Các loại dưa muối, cà muối này có dư lượng axit cao như: cà muối, dưa muối, giấm ăn… đều không hề tốt cho dạ dày của bạn. Việc phát sinh nhiều axit trong dạ dày sẽ dễ làm bào mòn thành dạ dày, gây loét, viêm và làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.
Một số loại gia vị
Hành, ớt, hạt tiêu, mù tạt là những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày không nên đụng đến, vì làm cho ruột bị kích thích gây nên hiện tượng nóng rát vùng thượng vị. Đặc biệt có thể làm cho chỗ loét lan rộng dẫn đến tình chảy máu rất nguy hiểm.
Các loại nấm
Người bị dạ dày không nên ăn tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc, nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm có chất phalin rất độc, có thể làm tổn thương dạ dày.
Trứng chưa chín hoặc quá chín
Trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa.
Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa có thể khiến người bị dạ dày mắc phải chứng khó tiêu. Bởi trong các sản phẩm từ sữa hầu như đều có đường lactose. Khi đường lactose được người mắc bệnh dạ dày dung nạp vào hệ tiêu hóa sẽ gây nên sự đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lactose, nó đi vào ruột già và gây nên tiêu chảy hoặc làm cho vấn đề tiêu hóa thêm trầm trọng.
Bạn có thể ăn sữa chua và pho mát vì chúng không có lactose hoặc bạn có thể ăn sữa không có lactose.
Thực phẩm giàu chất béo
Thức ăn giàu chất béo kích thích các cơn co thắt ở dạ dày. Điều này làm rối loạn quá trình tiêu hóa, có thể làm cho táo bón trở nên tồi tệ hơn, hoặc khiến bạn bị tiêu chảy nặng.
Khi bạn đau dạ dày với các triệu chứng khó tiêu, hãy cân nhắc việc hạn chế ăn các chất béo trong thực đơn như bơ, kem, thịt đỏ, phô mai…
Thực phẩm chiên
Vấn đề với thức ăn chiên cũng giống như thức ăn chứa nhiều chất béo, chúng có thể gây tổn thương đến dạ dày. Các thực phẩm chiên thường khó tiêu, nằm lâu trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy no và đầy hơi. Do đó, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì nên tránh các thức ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm người đau dạ dày nên ăn
Người bị đau dạ dày nên nắm trong tay danh sách những nhóm thực phẩm, thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh như sau:
Nhóm thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, sữa, mật ong, bánh ngọt, bánh mì… đều có thể làm lớp đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày.
Nhóm thực phẩm giúp làm lành nhanh những vết loét: cá, tôm, bắp cải thường rất giàu protein, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp làm lành vết loét. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học tìm thấy trong bắp cải chứa hàm lượng lớn vitamin U, có thể làm liền vết loét rất tốt.
Nhóm thực phẩm giảm tiết axit dạ dày: Xôi, bánh mì, bánh chưng, khoai luộc, cháo… Những thức dạng này mềm, dễ tiêu hóa nên tránh được tình trạng dạ dày tiết nhiều axit hơn.
Ngoài ra, những người bị mắc bệnh đau dạ dày thường thiếu khoáng chất, vitamin do khả năng tiêu hóa kém. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A,B,K,D, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kẽm… Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy nhiều trong hoa quả, rau củ màu xanh đậm.
Lưu ý khi ăn
Không để đói, không ăn quá no: các cơn đau dạ dày âm ỉ thường xảy ra khi đói. Còn nếu ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều acid có hại, dễ gây đau.
Nên nhai kĩ, nuốt chậm: nhai kĩ, nuốt chậm làm tăng bài tiết nước bọt, giúp phân giải một phần thức ăn ngay từ khoang miệng. Từ đó “giảm tải” và tránh cho dạ dày phải hoạt động vất vả sau bữa ăn. Ngoài ra, trong nước bọt có Immunoglobulin giúp tăng tổng hợp lớp chất nhày - yếu tố bảo vệ dạ dày.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ.
Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão... Đồ ăn từ bột mỳ là tốt nhất, vì chúng thấm dịch vị và bao bọc niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, trong thành phần chứa kiềm giúp trung hòa acid dư thừa.
Theo Thu Huyền/Tiền Phong