Đặt 5 quả Tài Lộc lên mâm ngũ quả ngày Tết

Google News

Những loại quả dưới đây mang nhiều ý nghĩa giúp gia chủ có một năm mới an lành, hưởng nhiều phúc lộc.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Theo quan niệm của người Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung thì mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, đây được cho là 5 yếu tố đã cấu thành nên vũ trụ. Ngoài ra, theo Phong thủy Việt Nam số 5 còn tượng trưng cho sự sống và đủ đầy bởi vậy chưng mâm ngũ quả ngày Tết người Việt chúng ta thường chỉ gồm 5 loại trái cây.
Dat 5 qua Tai Loc len mam ngu qua ngay Tet
 
Việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn và tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, quan niệm văn hóa, phong tục tập quán và đặc trưng sản vật của từng vùng miền mà có cách chưng trái cây ngày Tết riêng cũng như cách lựa chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.
Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đẹp đều mang chung chung một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là thể hiện lòng hiếu thảo và mong ước những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.
5 loại quả nhất định phải có trên mâm ngũ quả ngày Tết
Quả chuối: Nải chuối là một trong những loại quả được sử dụng thường xuyên trong các ngày mồng một, ngày rằm... vì khi sử dụng nải chuối người ta dễ bày các loại quả khác xung quanh nữa và nó cũng rất đẹp. Chuối có màu vàng tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng. Đặc biệt nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng lại thành ngọt và che chở, bao bọc. Những quả chuối to, đẹp, xanh mướt cũng đem lại hy vọng về một năm mới suôn sẻ, làm ăn phát đạt.
Quả thanh long: Quả thanh long có hai loại ở Việt Nam đó là thanh long trắng và thanh long đỏ. Thanh long đỏ có vị ngọt hơn và giá cũng nhỉnh hơn loại kia. Quả long có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, mạnh khỏe. Vỏ quả thanh long có các vảy như vảy rồng có nghĩa là rồng mây hội tụ đồng nghĩa với mọi việc thuận lợi theo ý gia chủ.
Quả xoài: Khi phát âm gần giống với sài, nên vào ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên luôn có bánh chưng xanh, gà luộc, bánh kẹo và đặc biệt không thể thiếu là các loại trái cây. Trái cây tượng trưng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Ngoài ra, nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.
Quả bưởi: Quả bưởi cũng được nhiều người mua vì nó đẹp, ăn ngon, vỏ của bưởi có thể tận dụng để khử mùi trong tủ lạnh, thậm chí ngày xưa mọi người còn tận dụng vỏ bưởi để lau mồm. Ngày nay với công nghệ phát triển quả bưởi còn có hình hồ lô trên quả có chữ tài lộc, rồi được in các hình lên vỏ nữa vì vậy chúng còn được mua để đi biếu. Bưởi thì căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn một năm ngọt ngào, may mắn. Cứ kiểu ai năm vừa qua hay bị bị đắng trong tình yêu nên thắp hương bưởi ngày Tết để có sự ngọt ngào.
Quả phật thủ: Quả phật thủ này khá thơm, bên trong quả chỉ là lõi xốp nên nó không thể ăn trực tiếp được. Nhưng thay vì ăn trực tiếp bạn có thể kết hợp cùng các gia vị khác nó có rất nhiều công dụng như chữa ho, còn khi làm cháo ăn có thể chữa bệnh đau ngực. Quả phật thủ có màu vàng, như bàn tay Phật, có ngụ ý che chở cho gia đình bạn một năm bình yên, hạnh phúc, không sóng gió.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Phunutoday