Thịt lợn là món ăn quen thuộc, dễ chế biến song ngoài nguy cơ nhiễm giun sán còn có thể nhiễm chất tăng trọng, chất tạo nạc hay ngâm chất bảo quản. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, thịt lợn sạch là lợn không được nuôi bằng cám tăng trọng, không tồn dư thuốc và các hóa chất do thức ăn, không có ký sinh trùng và vi trùng, không chất bảo quản. Thịt lợn sạch thường có lớp bì và mỡ dày.
|
Ảnh minh họa: Internet |
Biện pháp đơn giản để phát hiện thịt lợn bị nhiễm sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. "Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt", lương y Sáng cho biết. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.
Cách chế biến thịt cũng rất quan trọng. Món ăn được nấu đi nấu lại quá nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao thì sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng.
Dù thịt lợn là món ăn quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe, nhưng theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.
Người béo phì
Thịt lợn có 2 loại là thịt nạc và thịt mỡ, trong đó thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa, bị tiêu chảy nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh tiêu chảy. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn thịt mỡ vì thịt mỡ chứa nhiều chất béo sẽ khó hồi phục hơn.
Người mắc bệnh gout
Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.
Người bệnh vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không ăn thịt lợn quá 1 lạng/ngày. Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…
Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.
Máu nhiễm mỡ cao
Người bị máu nhiễm mỡ cao chỉ nên ăn từ 50 gam – 70 gam/bữa.
Người bị cao huyết áp, tim mạch
Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị cao huyết áp, tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người bị cao huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa.
Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Ngoài ra, khi chế biến hoặc ăn thịt lợn, nên tránh ăn cùng những món 'đại kỵ' với thịt lợn sau đây:
Thịt lợn với lá mơ
Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt bò
Dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Thịt lợn và rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Gan dê
Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Thịt lợn và đậu tương
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Chim cút
Thịt lợn ăn chung vói chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt.
Óc tủy lợn kỵ rượu
Óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng tình dục của nam giới.
Gan lợn kỵ các loại cá
Gan lợn kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ bị nổi ung nhọt. Món này cũng kỵ dùng cùng thịt chim sẻ.
Theo Hòa Thuận/Tiền Phong