Mới đây, bác sĩ Hồng Chí Hưng, Phó giám đốc bệnh viện thành phố Cao Hùng kiêm Chủ tịch Hiệp hội miễn dịch khí quản và bệnh thấp khớp dị ứng trẻ em Đài Loan, đã tiếp nhận một trường hợp bệnh rất đáng chú ý.
Theo bác sĩ Hồng, bệnh nhân này vào viện với làn da ửng đỏ, ngứa, bong vảy, mỏng như giấy và nhăn nheo như bà lão 60-70 tuổi. Hỏi ra mới biết, bệnh nhân mới chỉ lên 10, bị viêm da cơ địa. Người mẹ lại thiếu hiểu biết đã bôi quá nhiều thuốc mỡ chứa steroid khiến da của con nhăn và mỏng đi, các mao mạch dưới da nổi rõ.
Biết được bệnh trạng, bác sĩ Hồng đã khuyên gia đình chuyển sang dùng thuốc mỡ không steroid, cuối cùng sau một thời gian dài chữa trị, da của bé gái cũng dần phục hồi và đàn hồi hơn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Qua trường hợp này, bác sĩ Hồng nhắc nhở mọi người, bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là chàm cơ địa, da dị ứng, đây chẳng khác nào rào cản di truyền với da.
Các triệu chứng chính bao gồm ngứa, đóng vảy, nổi mẩn đỏ,… Nhiều bệnh nhân nặng rơi vào vòng luẩn quẩn “ngứa, gãi, ngứa”, trường hợp nặng có thể bị rách da, chảy mủ gây nhiễm khuẩn, cần dùng kháng sinh để ngăn chặn tình trạng viêm.
Trong những trường hợp này, chỉ có thể kê đơn thuốc mỡ steroid liều thấp, nhưng mọi người thường không chú ý đến điều này và lầm tưởng về hiệu quả của steroid, dẫn đến việc không tuân thủ liều dùng thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bôi thuốc mỡ steroid lên mặt, trẻ cũng có thể có nguy cơ vô tình nuốt phải.
Bác sĩ Hồng cho biết, nếu các triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng đến mức không thể giải quyết bằng cách thoa thuốc mỡ có steroid và cả thuốc mỡ không steroid, phải điều trị bằng thuốc tiêm, quan trọng nhất là phải được đưa đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, ngăn chặn những hậu quả kéo theo.
Mời độc giả xem thêm video: Nga giải cứu bé trai sau 2 tháng bị bắt cóc (Nguồn video: THĐT)
Kiều Dụ (Theo ET)