Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Để giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng, kem đánh răng có chứa fluoride. Fluoride bảo vệ răng bằng cách ngăn ngừa sâu răng và tăng cường men răng. Hàm lượng fluoride trong kem đánh răng khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
Lượng fluoride trong kem đánh răng có thể được xác định bằng cách đọc nhãn. Chất fluoride trong kem đánh răng dao động từ 1.000-1.500 ppm F.
Cha mẹ hãy chọn loại kem đánh răng được thiết kế dành cho trẻ dưới 6 tuổi có hàm lượng fluoride dưới 1.000 ppm F (tương đương với một hạt gạo).
Trẻ trên 6 tuổi có thể dùng kem đánh răng chứa hàm lượng fluoride 1.500 ppm F, kèm theo một số sản phẩm vệ sinh răng miệng khác như chỉ nha khoa và nước súc miệng.
|
Ảnh minh họa: Internet. |
Nhiều trẻ em không thích đánh răng vì mùi vị của kem đánh răng thông thường. Bạc hà là hương vị phổ biến nhất trong các sản phẩm nha khoa trên toàn thế giới nhưng dễ khiến trẻ bị cay.
Thay vào đó, các hương vị trái cây như dâu tây hoặc dưa hấu lại được trẻ em ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn có thể cần phải thử một vài hương vị khác nhau trước khi tìm được hương vị mà con bạn thích.
Việc sử dụng các nhân vật hoạt hình vui nhộn trên hộp kem đánh răng có thể khuyến khích con bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
Ngoài ra, một số thành phần cần tránh trong kem đánh răng cho trẻ bao gồm saccharin, thuốc kháng sinh, clo dioxit, natri lauryl sunfat (SLS), natri hydroxit (NaOH), salicylates, PEG/PPG.
Dưới đây là những hướng dẫn khi sử dụng kem đánh răng có fluoride cho trẻ em:
Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi: Sử dụng một lượng nhỏ kem đánh rằng có kích thước bằng hạt gạo.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Sử dụng một lượng bằng hạt đậu.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng. Cha mẹ nên đánh răng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; giám sát trẻ lớn hơn, trẻ mẫu giáo và trẻ trong độ tuổi đi học cho đến khi con thành thạo và chắc chắn sẽ nhổ kem đánh răng ra ngoài.
Trẻ con đứa nào chẳng ốm
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Theo Độc giả Bùi Quỳnh/Znews