Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên ngừng dùng bỉm?
Nhiều người cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa hiểu nhiều điều, nhưng thực tế trẻ thông minh và có nhận thức hơn bạn tưởng rất nhiều. Các chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh cho rằng tốt nhất không nên cho trẻ dùng bỉm khi quá 3 tuổi và tốt nhất là bỏ bỉm khi trẻ được 2 tuổi rưỡi.
Nên ngừng dùng bỉm khi trẻ 2 tuổi rưỡi, tất nhiên không phải là bỏ bỉm một cách đột ngột khi trẻ đến 2 tuổi rưỡi mà là rèn luyện ý thức của trẻ khi trẻ được 18 tháng tuổi, để trẻ có thể tự nhận thức được việc đi vệ sinh, có ý thức phản ứng về điều này.
Điều này đa số đều có thể rèn luyện, tuy nhiên đây là một quá trình dần dần chứ không phải áp đặt ngay lập tức.
Vì vậy, các bậc cha mẹ có trẻ còn rất nhỏ thì nên cho trẻ tập vận động, làm quen với việc bỏ bỉm khi được 18 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có thể đi học và có nhận thức khá tốt về mọi việc.
Tất nhiên, thời gian này vẫn nên thường xuyên mặc bỉm cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm và lúc ngủ khi trẻ chưa ý thức được việc đi vệ sinh.
Trong qua trình sinh hoạt, vui chơi hàng ngày, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen nhận thức, phát tín hiệu mỗi khi cần đi vệ sinh, kiên trì như vậy trong khoảng 1 năm là trẻ có thể hình thành thói quen tự đi vệ sinh, việc bỏ bỉm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Mẹ nào có con trên 3 tuổi mà vẫn chưa bỏ bỉm thì cũng đừng lo, quan trọng là từ bây giờ phải kiên trì, bắt đầu tập cho con thói quen bỏ bỉm, nói cho con biết cách xử lý mỗi khi cần đi vệ sinh. Là cha mẹ, mỗi khi trẻ đòi đi vệ sinh thì đừng nên cau có và cảm thấy phiền phức, bởi việc bỏ bỉm muộn đôi khi sẽ gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn.
Bỏ bỉm quá muộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập đi vệ sinh độc lập của trẻ
Nói chung, khả năng bài tiết của trẻ sẽ dần đạt đến mức có thể kiểm soát khi trẻ được 18 tháng, tức là trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu và đại tiện ở một mức độ nhất định. Trẻ trên 3 tuổi đã nhận thức được nhiều hơn nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc tương đối yếu, nếu lúc này trẻ chưa biết cách làm chủ việc đi vệ sinh, dẫn tới việc tè dầm khi không mặc bỉm, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, tự ti và xấu hổ.
Tôi nên làm gì nếu con tôi thường xuyên tè dầm sau khi bỏ bỉm?
Điểm thứ nhất: Cha mẹ không nên nóng giận mà hãy nói với con rằng không cần lo lắng và động viên con
Nhiều cha mẹ bắt đầu tức giận khi thấy con mình tè dầm, phản ứng đầu tiên không phải là tại sao trẻ tè dầm, bay giờ phải xử lý vấn đề này ra sao? Thay vào đó, đa số các bậc cha mẹ cau có, nghĩ tới vấn đề trẻ làm ướt giường và phải giặt chăn một lần nữa, sau đó bắt đầu một loạt cảm xúc như cáu kỉnh và phàn nàn, thực sự là ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ.
Bạn có nghĩ rằng đứa trẻ sẽ không biết rằng mình đã làm sai điều gì không? Thực ra bé cũng biết điều đó và trong lòng bé sẽ cảm thấy sợ hãi, vì vậy điều chúng ta cần làm lúc này là nói với bé rằng việc này không có vấn đề gì, con có thể sửa nó vào những lần tới, đồng thời dùng lời nói để động viên trẻ nhỏ là cách tốt nhất.
Điểm thứ hai: cha mẹ nên chú ý xem trẻ tè dầm do yếu tố sinh lý hay yếu tố bên ngoài
Nguyên nhân sinh lý:
Ví dụ, nếu trẻ thường xuyên đái dầm hàng tuần trong hơn ba tháng, thì bạn phải xem trẻ có bị bệnh gì không, bạn cần xem xét nhiều khía cạnh, chú ý nhiều hơn chú ý đến nó, và tìm kiếm phương pháp điều trị y tế kịp thời.
Hoặc nếu trẻ thỉnh thoảng tè dầm nhưng tần suất không quá nhiều, có thể hôm đó trẻ uống quá nhiều nước nên đi tiểu nhiều, lúc này cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần hướng dẫn bé nhiều hơn trong quá trình sinh hoạt.
Yếu tố bên ngoài:
Ví dụ, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ sẽ tè dầm hoặc một số cha mẹ thấy rằng trẻ không tè dầm ở nhà, nhưng sẽ tè dầm ngay khi tới lớp, lúc này cha mẹ và giáo viên cần phải kiên nhẫn.
Theo Hạ Tú / Bảo Vệ Công Lý