Một chủ nhà tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan quyết định sẽ khởi kiện chồng cũ sa khi anh này quỵt tiền nhà trong gần 3 năm, đánh cắp đồ nội thất và rời đi bỏ lại căn nhà trong tình trạng vô cùng bẩn thỉu, hỗn loạn và ghê tởm.
Chị Taraporn và căn phòng tồi tàn sau khi cho chồng cũ thuê lại (Ảnh: Facebook)
Theo Coconuts, chị Taraporn Nutsati và anh Uthaily, một nhân viên chuyên đi đòi tiền bảo hiểm đã ly hôn vào năm 2015. Sau ly hôn, chị Taraporn được toàn quyền sở hữu ngôi nhà chung của họ ở quận Uthai, tỉnh Ayutthaya.
Anh Uthaily đã nài nỉ vợ cũ cho mình thuê lại ngôi nhà. Sau 2 tháng đầu yên ổn, anh dở chứng, không chịu thanh toán tiền nhà cả năm mà chỉ trả lắt nhắt từng phần. Tổng cộng trong vòng 2,5 năm, anh này chỉ trả 2.400 bath (khoảng 1,7 triệu đồng) tiền thuê nhà.
"Anh ta không chịu rời đi và nói với mọi người rằng tôi là kẻ xâm nhập. Hàng xóm thì thực sự tin điều đó, vì vậy tôi đã sợ đến thăm chính ngôi nhà của mình", chị Taraporn kể.
Cảm thấy chồng cũ có âm mưu chiếm nhà, Taraporn đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Tòa án đã ba lần triệu hồi Ootorn nhưng anh ta làm ngơ, cuối cùng, tòa buộc phải ra lệnh trục xuất Ootorn ra khỏi ngôi nhà.
Chị Taraporn sốc nặng khi nhìn thấy căn nhà.
Khi trở lại lần đầu tiên để nhận nhà, chị Taraporn không thể tin vào mắt mình. Không còn là ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ nữa. Nhà của chị Taraporn bây giờ trông không khác gì một bãi rác khổng lồ. Đồ ăn uống, đồ dùng cá nhân, tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều vứt tứ tung và vô cùng bẩn thỉu, đặc biệt là bồn cầu đen kịt như 30 năm không có ai dọn. Không ai tin rằng một người có thể sống ở đó.
Chị Taraporn bức xúc cho biết hầu hết đồ đạc còn tốt đã bị đánh cắp và sẽ mất chút tiền để sửa chữa thiệt hại, nếu ai đó chịu làm.
"Thợ sửa ống nước nào nhìn đến phòng tắm của tôi cũng ngán ngẩm rời đi. Mọi người đều từ chối sửa nó", chị Taraporn thốt lên và bày tỏ thất vọng.
Chồng cũ, vợ cũ đừng tổn thương nhau hậu ly hôn
Người ta nói, vợ chồng sống bao năm với nhau, có chia tay, hết tình vẫn còn nghĩa. Thế nhưng, có những cặp, sau bản án của tòa, họ ngoảnh mặt coi nhau là kẻ thù không đội trời chung.
Chuyện những cặp "người cũ" thù hằn nhau, nếu chỉ nằm trong vòng là cảm xúc, là cách đối đãi của họ với nhau thôi, thì không nói làm gì. Với cách ứng xử thù địch ấy, họ còn làm ảnh hưởng đến những người thân của mình.
Vợ chồng chia tay nhau, tốt nhất, có thể gọi nhau bằng hai tiếng: Người thân! Những người thân đã cùng nhau chia sẻ một đoạn đời, sinh ra những đứa trẻ. Đừng để tâm hồn mình, tâm hồn con trẻ hằn thêm những vết thương vì sự thù oán.
Đừng tổn thương nhau hậu ly hôn. Ảnh: shutterstock
Những hành động nên tránh để không làm tổn thương bạn đời hậu ly hônHãy để quá trình ly hôn diễn ra trong sự riêng tư nhất có thể
Ưu tiên chăm sóc sức khoẻ tinh thần, những tổn thương tâm lý mà bạn và con trẻ có thể gánh chịu trong thời điểm khó khăn này.
Không thay đổi tình trạng hôn nhân trên tài khoản mạng xã hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng của tòa án tránh những ý kiến trái chiều vô tình khiến sự việc trở nên ầm ĩ, phức tạp.
Không nói xấu chồng cũ, vợ cũ hậu ly hôn
Không nói xấu người cũ là một quy tắc quan trọng trong văn hoá ly hôn đối với cặp đôi hậu chia tay. Khi Không thể hàn gắn, chung sống với nhau nữa, ai đúng ai sai đã không còn quan trọng, hãy cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu.
Thỏa thuận phân chia tài sản
Việc quan trọng không kém trong ly hôn chính là vấn đề tài sản. Hãy tìm cách trao đổi, thoả thuận phân chia tài sản sao cho công bằng, hợp tình, hợp lý.
Việc tính toán, tham lam trong phân chia tài sản khi ly hôn hoặc dùng biện pháp kinh tế để trả đũa nhau chỉ làm cho chút tình nghĩa còn sót lại tan biến nốt có thể dẫn đến hậu quả những cuộc tranh cãi, đấu tố không hồi kết.
Gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con
Dù cho việc ly hôn có xảy ra thì những đứa trẻ nên được đối xử tốt trong mọi hoàn cảnh. Giảm bớt cái tôi cá nhân để tìm tiếng nói chung trong việc nuôi dạy con.
Giúp nhau gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con là rất quan trọng. Hãy thống nhất quan điểm, dù cuộc hôn nhân của bố mẹ ko thành công nhưng tình yêu thương, quan tâm của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.
Theo Tường Vy/Gia đình & Xã hội