Một nhóm nghiên cứu từ trường đại học Tây Ban Nha đã phát hiện một bộ xương cổ xưa nhất trên thế giới bị mắc bệnh ung thư vú. Bộ xương này có niên đại đến 4200 năm tuổi và là của một phụ nữ trưởng thành, sống ở thời kỳ cuối triều đại Pharaonic đời thứ 6.
Các nhà nghiên cứu khảo cổ chỉ ra những tổn thương điển hình do sự phát triển của ung thư vú đã di căn vào xương.
|
Hài cốt ung thư vú đầu tiên cách đây 4200 năm. |
Kết quả phân tích cho thấy người phụ này có thể là thành viên trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội. Bà có thể sống vào khoảng triều đại Ai Cập thứ 6 (năm 2200 trước Công nguyên), ở thị trấn Elephantine, phía nam Ai Cập. Nghiên cứu cũng cho thấy, người phụ nữ này đã được điều trị bệnh một thời gian dài trước khi chết.
Các nhà khoa học khai quật tại khu vực Qubbet el-Hawa từ năm 2008. Mục đích dựng lại các nghi lễ trong đời sống hàng ngày và chôn cất người chết của các gia đình sống ở Elephantine trong giai đoạn giữa năm 2250-1750 trước Công nguyên.
|
Nàng công chúa bị ung thư vú cách đây 2500 năm. |
Vào năm trước, các nhà nghiên cứu người Anh cũng đã tìm thấy bộ xương 3000 năm tuổi trong một ngôi mộ ở Sudan. Từ bộ xương này, người xác định là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị ung thư.
Một xác ướp nữ 2500 tuổi đã được khai quật và chụp cộng hưởng từ cũng tiết lộ, cô công chúa thời cổ đại này chết vì mắc bệnh ung thư vú cấp tính. Thậm chí, họ còn xác định được, công chúa đã dùng cần sa để điều trị căn bệnh ung thư của mình.
Mặc dù bệnh ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới hiện nay, song nó hầu như vắng mặt trong hồ sơ khảo cổ so với các bệnh khác. Con người luôn xem bệnh ung thư vú chủ yếu do lối sống hiện đại gây ra. Song với những khai quật gần đây, chúng ta càng tin rằng, ung thư đã rình rập từ hàng ngàn năm trước.
MI Trần (Dailymail)