Hỏi: Có phải tiết chim bồ câu cũng rất bổ không? Cách sử dụng tiết chim bồ câu như thế nào để có lợi cho sức khoẻ? - Vũ Hồng Nhung (Hải Phòng).
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điều hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Công hiệu chủ yếu của thịt chim bồ câu là bổ trung ích khí.
Tiết chim bồ câu chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim bồ câu trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô, khi dùng tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.
PV (ghi)