Hành, gừng, tỏi thường được thêm vào để làm tăng hương vị cho món ăn, nhưng nếu dùng không đúng sẽ gây tác dụng ngược, khiến món ăn kém ngon.
1. Hành
Hành thường được cắt nhỏ để trang trí, giúp tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn. Bạn nên thêm hành vào các món xào, hương vị rất thơm ngon. Ngoài ra, có thể cho vào nhân thịt bánh bao để bánh thơm hơn.
Về cơ bản, tất cả các món ăn đều có thể cho hành vào. Hành có tính ấm, vị cay, có tác dụng tăng mùi thơm, khử mùi tanh. Khi nấu một số loại rau có tính lạnh như măng, củ cải trắng, giá đỗ, bạn nên cho thêm hành để ấm tỳ vị, dạ dày. Bạn cũng có thể cho hành khi ướp thịt, hải sản.
2. Tỏi
Tỏi có chức năng chính là khử mùi tanh và tăng mùi thơm, có tác dụng cải thiện mùi vị, ngoài ra tỏi còn rất giàu allicin có chức năng khử trùng. Ngoài ra, tỏi có tác dụng hạ cholesterol, thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Khi nấu thịt, hải sản, ngan, vịt có mùi tanh nhiều thì nên thêm tỏi.
Tỏi cũng có thể băm nhỏ để thêm vào các gia vị và nước sốt.
Những món ăn nào không hợp với tỏi?
Đối với một số cách nấu ăn như hấp, luộc… thì không nên cho tỏi vào, để tránh ảnh hưởng đến hương vị nguyên bản.
3. Gừng
Gừng có vị cay, có tác dụng khử mùi tanh, tăng mùi thơm, có thể dùng để xào, hầm, nấu canh.
Khi ướp thịt, hải sản nên cho gừng để khử bớt mùi tanh và giảm tính lạnh trong món ăn.
Những món ăn nào không hợp với gừng?
Đối với những món rau và trứng thì tốt nhất không nên cho gừng, sẽ làm mất đi hương vị ban đầu và không ngon.
Đối với các món ăn có vị đậm đà như món hầm, có thể cho cùng lúc hành, gừng, tỏi vào, khi ăn sẽ có vị đậm đà và thơm.
Theo Thùy Trang (Theo Sohu) (Báo GT)