Các nghiên cứu cho thấy trong hầu hết ca nhiễm biến thể Omicron, các dấu hiệu chính thậm chí ít liên quan đến phổi. Những triệu chứng khác thường của chủng này cũng gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn đầu.
Dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hóa khi mắc COVID-19
|
Ảnh minh họa |
Theo thông tin từ Vương Quốc Anh, biến thể “Omicron tàng hình” hoặc BA.2 ảnh hưởng đến ruột thay vì mũi.
Đó là lý do tại sao chủng này dẫn đến một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Nó thường dẫn đến âm tính giả trong xét nghiệm RT-PCR vì không thể tìm ra virus trong các mẫu lấy từ mũi hoặc miệng. Sáu triệu chứng của COVID-19 liên quan đến hệ tiêu hóa bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, ợ nóng và đầy hơi chướng bụng.
Cách phân biệt triệu chứng của Omicron với bệnh về dạ dày
Ngoài 6 dấu hiệu phổ biến trên của biến thể Omicron, bệnh nhân thậm chí còn phàn nàn về cơn đau bụng cấp tính khi bị nhiễm virus. Tuy nhiên, cơn đau liên quan đến "Omicron tàng hình" thường xuất hiện ở khoảng giữa bụng. Các triệu chứng nhẹ hơn của virus SARS-CoV-2 luôn đi kèm với các dấu hiệu khác như đau đầu và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị đau họng và chán ăn.
Đau bụng khi mắc COVID-19, cần làm gì?
|
Ảnh minh họa |
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và bị đau bụng cấp tính, các chuyên gia đề xuất 2 biện pháp để xử trí:
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Đây là điều tối quan trọng khi mắc COVID-19. Bệnh nhân cố gắng ăn ít đồ cay và hạn chế đồ nhiều dầu mỡ.
Giữ đủ nước: Uống nhiều nước để thải bỏ độc tố khỏi đường tiêu hóa và giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Nó đặc biệt cần thiết khi người bệnh bị tiêu chảy.
Các triệu chứng khác của biến thể Omicron
Dòng phụ BA.2 của Omicron dẫn đến một số triệu chứng phổ biến tương tự như những triệu chứng thường thấy trong quá trình lây nhiễm Omicron. Một số triệu chứng phổ biến của dòng phụ Omicron gồm sốt, mệt mỏi, ho khan, đau họng, đau đầu, mỏi cơ, nhịp tim tăng cao, chóng mặt.
Các vấn đề về đường tiêu hóa là một dấu hiệu nhận biết của COVID-19 và bạn không nên xem nhẹ. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến dạ dày và không cảm thấy tốt hơn trong vòng 48 giờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Lương Trâm (Theo Times of India)