Tại sao khoai tây lại bị cấm đối với bệnh tiểu đường
Khoai tây thường được coi là thực phẩm nên sử dụng điều độ, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do chỉ số đường huyết GI cao là 20, ảnh hưởng nhanh đến lượng đường trong máu. Bởi khi nạp khoai tây vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng phân hủy thành glucose, dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Thế nhưng chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, khoai tây có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng mà không gây ra sự tăng vọt đáng kể về lượng đường trong máu nếu chúng được chế biến và sử dụng một cách có ý thức. Dưới đây là một số lời khuyên về cách ăn khoai tây mà không làm lượng đường trong máu tăng nhanh.
Chọn các lựa chọn thay thế tốt hơn
Nếu bạn yêu thích hương vị hấp dẫn của khoai tây và không muốn loại bỏ loại rau củ này khỏi chế độ ăn uống của mình, thì có thể chọn khoai lang hoặc các loại rau khác có hương vị và kết cấu tương tự. Ngoài ra, hãy chọn những loại rau có chỉ số đường huyết và hàm lượng tinh bột thấp.
Phương pháp nấu ăn rất quan trọng
Cách bạn nấu khoai tây như thế nào sẽ đóng vai trò trong việc tạo ra nhiều khác biệt về kết cấu hương vị và quan trọng nhất là chỉ số sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, có rất ít phương pháp nấu ăn có thể ảnh hưởng hiệu quả đến giá trị dinh dưỡng của khoai tây.
Nướng hoặc quay
Nướng khoai tây ở nhiệt độ vừa phải giúp giữ được giá trị dinh dưỡng mà không gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Luộc
Luộc khoai tây và để nguội trước khi ăn có thể làm giảm tác động của đường huyết.
Hấp
Hấp là một phương pháp khác có thể giúp bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng và giảm thiểu ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Kết hợp với chất xơ và protein
Kết hợp khoai tây với thực phẩm giàu chất xơ và protein. Ví dụ: bổ sung rau, các loại đậu hoặc nguồn protein nạc để làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate.
Kiểm soát khẩu phần một cách có ý thức
Hãy chú ý đến kích thước phần ăn. Do đó bạn chỉ nên ăn một khẩu phần khoai tây nhỏ hơn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo N.Hà/VOV