Cà chua vào mùa vừa rẻ vừa ngon nhưng đừng mắc sai lầm này

Google News

Cà chua chín, khi bạn bổ ra sẽ thấy có hạt màu trắng vàng chứ không phải màu xanh, ruột chín đỏ và có bột.

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt.

 

Ảnh minh họa

Một trong những tác dụng được nhiều người biết đến nhất của cà chua là có tác dụng bảo vệ tim mạch. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có tác dụng tích cực đến mức lipid máu và huyết áp nhờ hàm lượng lycopene của nó. Nhờ đó, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc tiêu thụ cà chua có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như cholesterol cao, béo phì và ung thư.

Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 1 năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng việc uống nước ép cà chua thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng ở nam giới, từ đó hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn.

Theo một nghiên cứu từ Đại học Montreal, một chế độ ăn giàu các sản phẩm làm từ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lycopene có trong cà chua làm giảm 31% nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người đàn ông có lượng carotenoid hấp thụ cao nhất và thấp nhất.

Không chỉ giàu dinh dưỡng, cách chế biến cà chua cũng rất dễ và đa dạng. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, nấu súp và là phụ gia không thể thiếu trong nhiều món ăn.

 

Cà chua chín cây bổ ra thường hạt vàng, ruột đỏ, không phải màu xanh. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi mua cà chua cần lưu ý, cà chua chín tự nhiên khi cắt ra sẽ có màu đỏ đẹp mắt như bên ngoài, khi bổ ra sẽ thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.

Trong khi đó, cà chua "bẩn" thường nhìn bề ngoài thì đẹp nhưng bên trong hạt có màu xanh hoặc đã bị thối rữa, có mùi lạ thì đừng dại ăn kẻo rước độc tố vào người.

6 điều cần tránh khi ăn cà chua để mang lại lợi ích cho sức khỏe:

Hạn chế ăn hạt cà chua

Hạt cà chua cũng giống như hạt ổi, không thể phân hủy được trong hệ tiêu hóa của con người. Nếu bạn ăn nhiều hạt cà chua thì trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Không ăn cà chua khi đói

Cà chua chứa nhiều vitamin C, nên khi bạn ăn lúc đói dễ bị ảnh hưởng tới dạ dày. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa chất pectin và nhựa phenolic chứa a-xít, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng dễ gây ngộ độc.

 

Cà chua và dưa chuột được khuyên không nên ăn cùng nhau. Ảnh minh họa

Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa.

Không nấu quá nhừ

Không ninh cà chua trong thời gian dài bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

Không ăn cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Không ăn quá nhiều cà chua

Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.

Mẹo giúp bảo quản cà chua được lâu

Một trong những cách giúp bạn bảo quản cà chua là loại quả rất khó để được lâu vì nó có vỏ mỏng và nhiều nước. Muốn bảo quản tốt, bạn nên để cà chua ở nơi khô ráo thoáng mát, nên để ở nhiệt độ phòng, tránh để trong túi nilon vì nó rất kín và hấp hơi.

Ngoài ra, khi bạn muốn cà chua chín nhanh hơn thì bảo cà chua vào túi với 1 quả táo là cà chua sẽ chín nhanh hơn rất nhiều.

 

Theo M.H/Gia đình & Xã hội)