Biến chứng khủng khiếp của bệnh viêm não Nhật Bản
(Kiến Thức) - Nhiều bệnh nhi đang trong tình trạng nguy kịch do viêm não Nhật Bản. Vậy căn bệnh này nguy hiểm đến mức nào? Làm sao để phòng bệnh này cho bé, tránh tử vong?
|
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm virus cấp tính, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do virus viêm não Nhật Bản. |
|
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não – màng não tuỷ, nhiều người mắc, tử vong rất cao. |
|
Ở nước ta, bệnh viêm não Nhật Bản hoành hành theo mùa. Bệnh thường bùng phát từ tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm mùa hè, mưa nhiều ở miền Bắc. Đỉnh điểm của dịch thường vào các tháng 6, 7 hàng năm. |
|
Bệnh viêm não Nhật Bản lây theo đường máu, do muỗi đốt hút máu động vật nhiễm virus, sau đó đốt người lành và truyền virus cho người. Virus được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virus. |
|
Sau khi virus từ muỗi được truyền sang con người, các hạt virus nhân lên dưới da, sau đó di chuyển dần vào máu và gây bệnh. Muỗi cái bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virus sang thế hệ sau qua trứng. |
|
Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh. |
|
Trẻ bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản sau 4-8 ngày ủ bệnh sẽ có các triệu chứng giống cảm cúm, biểu hiện: sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa... một số trẻ có thể có rối loạn tâm lý. Trẻ em nhiễm virus thường kém ăn. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt cao 39-40 độ C. |
|
Virus viêm não Nhật Bản tấn công tới hệ thần kinh trung ương gây sung huyết, phù nề và xuất huyết vi thể ở não. Nó có thể huỷ hoại tế bào thần kinh, thoái hoá tổ chức não, viêm tắc mạch; chủ yếu xảy ra ở vùng chất xám, não giữa và thân não dẫn đến hội chứng não cấp. |
|
Sau 2-3 ngày tới 1 tuần chưa phát hiện ra bệnh, trẻ có thể bị rối loạn ý thức, sốt cao, nôn mửa, cứng gáy, mê sảng, ảo giác, co giật, động kinh, rối loạn nhịp thở, hôn mê, diễn tiến bệnh sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong. |
|
Nếu có các dấu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu trên phải được nhập viện càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm. |
|
Theo thống kê có khoảng 30% bệnh nhân viêm não Nhật Bản nhập viện bị tử vong. Trong những bé sống sót thì 30-45% số trẻ bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. |
|
Những trẻ phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời thì bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn ít gặp di chứng. |
|
Mặc dù cực kỳ nguy hiểm nhưng bệnh viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể phòng được. Khi đi ngủ cần ngủ màn, sử dụng các loại thuốc xịt thảo dược ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới chống muỗi cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà để hạn chế muỗi sinh sôi. |
|
Việc đặc biệt quan trọng cần làm là đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản để ngừa bệnh. |
Thu Nguyên