Tôm và các loại hải sản khác luôn được ưa chuộng vì độ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn tự chế biến hải sản, hãy đảm bảo được sự an toàn và đúng cách vì vi khuẩn nguy hiểm ẩn nấp trên hải sản có thể gây tử vong.
Vừa qua, một người đàn ông họ Vương, khoảng 60 tuổi, đến từ Hàng Châu, Trung Quốc đã trổ tài nấu nướng hải sản cho gia đình. Vài ngày sau đó, ông bất ngờ sốt cao, ngất xỉu và rơi vào tình trạng hôn mê. Người nhà vội vã gọi cấp cứu và đưa ông vào bệnh viện.
Kết quả kiểm tra cho thấy nhiều chức năng trong cơ thể ông đang suy yếu. Các bác sĩ đã chuyển ông đến Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu (ICU) để điều trị.
Gia đình ông Vương rất hoang mang, khi được hỏi chuyện gì đã xảy ra trước khi bệnh nhân phát bệnh, họ kể lại rằng ba hôm trước ông Vương đã đi chợ để mua tôm.
Trong quá trình chế biến tôm, ông đã vô tình bị vỏ tôm cứa vào ngón tay. Vết thương đó của ông hiện tại đang sưng bầm nghiêm trọng. Lúc này các bác sĩ đột nhiên nghĩ tới một loại vi khuẩn nguy hiểm gây chết người trên thường trực trên hải sản.
|
Ông Vương đã bị nhiễm trùng khi vỏ tôm có chứa vi khuẩn cứa vào tay - Ảnh minh họa. |
Họ nhanh chóng kiểm tra tình trạng ngón tay của ông Vương và xác nhận rằng ông đã bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus, một loại vi khuẩn hiếm gặp có tỷ lệ gây tử vong cao.
Đây là một loại vi khuẩn cực kỳ độc hại có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, lây lan bởi động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, nhiễm trùng vết thương hoại tử xâm nhập qua da bị thương hoặc nhiễm trùng xâm lấn, có thể dẫn đến tử vong.
Đội ngũ y tế đã cố gắng điều trị cho ông Vương bằng sự kết hợp của ba loại kháng sinh nhưng tình trạng của ông ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với các mô cơ bị hoại tử nhanh chóng. Thật không may, sau ba ngày điều trị, ông Vương đã bị tử vong vì nhiễm trùng máu.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người cần phải cẩn thận khi xử lý hải sản vì chúng có thể mang nhiều vi trùng và vi khuẩn nguy hiểm. Một khi bị thương bởi chúng, bạn phải rửa sạch khử trùng vết thương kịp thời trước khi tình trạng xấu đi. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, mụn nước và vết loét, nên đến bác sĩ ngay lập tức.
|
Khi sơ chế hải sản bạn cần đeo găng tay, nếu bị thương cần phải khử trùng ngay. |
Vi khuẩn Vibrio Vulnificus nguy hiểm như thế nào?
Theo Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), Vibrio vulnificus được tìm thấy trong nước ấm ở bờ biển và xuất hiện nhiều vào giữa tháng 5 và tháng 10. Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn qua 2 cách:
- Tiêu thụ hải sản bị ô nhiễm.
- Có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với nước biển có chứa các vi khuẩn.
Những người ăn hải sản bị nhiễm Vibrio Vulnificus, bao gồm cả động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt. Nhưng nếu mọi người có một vết thương tiếp xúc với các vi khuẩn, như trong trường hợp của ông Vương, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da và là nguyên nhân phá hủy và loét da.
Các bệnh nhiễm trùng có thể tiến triển ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và dẫn đến các triệu chứng đe dọa tính mạng, nguy hiểm như huyết áp thấp hoặc sốc nhiễm trùng huyết.
|
Một hình ảnh chụp hiển vi điện tử của vi khuẩn Vibrio Vulnificus. |
Khi một bệnh nhiễm trùng máu xảy ra, khoảng 50% các bệnh nhiễm trùng máu Vibrio vulnificus là tử vong. Tuy nhiên, căn bệnh nghiêm trọng từ các vi khuẩn hiếm gặp: CDC ước tính rằng trong số 80.000 người ở Mỹ, những người bị bệnh do vi khuẩn Vibrio mỗi năm có khoảng 100 người chết vì nhiễm trùng.
Con người có nhiều khả năng phát triển nhiễm trùng nếu họ có một hệ thống miễn dịch suy yếu, đặc biệt là từ bệnh gan mạn tính. Để ngăn ngừa nhiễm V. vulnificus, CDC khuyến cáo rằng những người có vết thương hở tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ, hoặc băng vết thương với loại băng không thấm nước. Để tránh bệnh từ vi khuẩn thực phẩm, CDC khuyến cáo rằng không ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.
Theo An An/Vietnamnet