Chị Đinh Thu Nga (39 tuổi ở Hà Nội) bỗng dưng thấy tê một bên tay. Cứ nghĩ đó là do “hội chứng văn phòng”, ngồi nhiều máy tính nên bị như vậy. Chị năng vận động hơn... nhưng tay vẫn tê mỏi, đồng thời chân cũng tê dại. Hoang mang, chị đi vật lý trị liệu vẫn không đỡ.
Chỉ đến khi thấy nửa người bên trái, bao gồm tay và chân trái cứ xuội xuống nhưng không còn sức lực, chị mới hoảng, đi khám. Bác sĩ yêu cầu chị chụp CT não. Kết quả cho thấy, chị bị vỡ một mạch máu não ở thái dương và một mạch đang phồng lên, cũng có nguy cơ vỡ tiếp. Chị đã phải nhập viện ngay lập tức. Sau quá trình nằm viện dài ngày, chị đã phải tập vật lý trị liệu để khắc phục di chứng.
|
Ảnh minh họa. |
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, tai biến có thể xảy ra ở những người trẻ, do dị dạng mạch máu.
Để phòng tai biến, mọi người nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ; đi khám ngay nếu thấy có triệu chứng lạ (tức ngực, khó thở, chân tay tê bì...). Việc chủ quan, tự chẩn đoán bệnh rồi tự chữa đã khiến bệnh nhân suýt nữa chịu hậu quả nặng nề do tai biến.
H.Hương (ghi)