Đoàn công tác của Bộ Y tế tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Cùng với đó, tỷ lệ sốc SXH chiếm 21%, cao gấp 2 so với các năm trước. Trung bình tháng 5 và 6 có hơn 100 ca sốc/tháng. Tích lũy đến nay, BV đã có 7 ca tử vong vì SXH, trong đó 5 ca từ tỉnh chuyển đến.
Thời gian tới khi dịch Covid-19 ổn định, BV sẽ chuyển khoa Covid-19 thành khoa Hồi sức Nhiễm để dự phòng 150 giường điều trị SXH. Trước đó, khoa này đã nhận 2 ca SXH nặng, khi các khoa hồi sức cấp cứu khác không còn giường oxy.
PGS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện BV tồn tại một vài vấn đề khó khăn trong công tác điều trị, thứ nhất là kinh phí từ chương trình SXH quốc gia đã không còn cấp từ năm 2020, đã gây trở ngại trong việc hỗ trợ điều trị cho các BV tuyến dưới. Vấn đề nữa là việc nhiều dung dịch cao phân tử (như HES 200, Dextran 40, Dextran 70) và các thuốc vận mạch (Dopamin) chưa có nguồn cung ứng (do ít công ty sản xuất). Do đó khi đến “mùa dịch” bị thiếu hụt thuốc, nên phải dùng các thuốc khác thay thế (như Dopamin thay bằng Adrenalin).
P.GS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 tại buổi trao đổi với đoàn công tác Bộ Y tế
Tại buổi trao đổi, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, tỷ lệ tử vong vì SXH của Việt Nam là 0,046, thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á (như Philippine là 0,075). Dù vậy, Việt Nam có thể làm giảm được tỷ lệ trên.
Ngoài giải pháp mà các BV đề xuất, ông Nguyễn Trọng Khoa cho rằng cần đưa các bác sĩ ở những tuyến khác về BV tuyến cuối trực tiếp điều trị bệnh nhân SXH nặng, như một cách thực hành lâm sàng. Đội ngũ chuyên gia Bộ Y tế trong thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ, cập nhật các chẩn đoán, điều trị SXH cho các BV ở TP HCM.
Còn TS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng, Viện Pasteur TP HCM cho biết, qua giám sát dịch, 5 tháng đầu năm ghi nhận chủng virus DEN-1 chiếm 57%, chủng DEN-2 là 41%. Dịch SXH tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ngoài TP HCM còn có Bình Dương, Đồng Nai...
Ghi nhận những khó khăn mà các bệnh viện phản ánh, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, thời gian tới Bộ Y tế sẽ có những giải pháp tháo gỡ, đặc biệt tăng cường nguồn cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các bệnh viện nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở y tế điều trị cho người dân và báo cáo với Bộ trong việc cấp kinh phí để đào tạo, tập huấn cho khu vực phía Nam.
>>> Mời độc giả xem thêm video Các bệnh viện tại Đà Nẵng ứng phó thế nào trước tình hình dịch bệnh COVID-19?
Nguyễn Kiên