Bệnh ung thư phổi diễn viên Mai Phương mắc di căn nguy hiểm thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn vào tim. Ung thư phổi di căn hay còn gọi là bệnh ung thư giai đoạn cuối hết sức nguy hiểm bởi tỷ lệ sống quá 5 năm rất thấp.

Sáng 5/9, thông tin nữ diễn viên Mai Phương hiện nằm điều trị ở phòng hồi sức cấp cứu tại TP.HCM khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Theo Vietnamnet, tiết lộ từ nguồn tin thân cận, nữ diễn viên cảm thấy mệt mỏi, khó thở trong nửa tháng trở lại đây. Cách đây vài ngày, căn bệnh ung thư phổi của Mai Phương có dấu hiệu di căn nên gia đình đã nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện.
Benh ung thu phoi dien vien Mai Phuong mac di can nguy hiem the nao?
 Nữ diễn viên Mai Phương mới nhập viện vì căn bệnh ung thư phổi di căn vào tim. Ảnh: FBNV.
Nữ diễn viên/MC Ốc Thanh Vân cho biết hiện Mai Phương bệnh tình không ổn định. Các bác sĩ và phía bệnh viện vẫn còn hội chẩn, để tìm phương án điều trị tốt nhất nên chưa có kết luận cuối cùng.
Theo thông tin từ bác sĩ, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi di căn phát hiện trễ nên kết quả điều trị thấp, khi di căn đến gan, xương, não... chỉ 1% sống 5 năm.
Bệnh ung thư phổi là do các tế bào trong phổi phát triển đột biến gây ra. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc với các tác nhân nhất định như khói thuốc lá, amiăng , radon hoặc có thể là do đột biến di truyền. Đặc điểm nổi bật nhật của ung thư phổi giai đoạn cuối là sự lây lan của các khối u (được gọi là di căn).
Khi mắc ung thư phổi di căn nó có thể gây ra nhiều triệu chứng trong phổi cho người bệnh như ho không hết, ho ra máu… và gây ra cho người bệnh những cơn đau ngực nặng, khó thở và thở khò khè.
Thông thường, ung thư phổi giai đoạn cuối còn làm cho người bệnh bị đau ngực nặng, khó thở và thở khò khè. Một dấu hiệu điển hình khác của ung thư phổi giai đoạn cuối đó là giảm cân đột ngột và mất cảm giác ăn ngon miệng.
Benh ung thu phoi dien vien Mai Phuong mac di can nguy hiem the nao?-Hinh-2
 
Khi ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận xa của cơ thể, tiên lượng cho người bệnh là rất kém. Người bệnh chỉ có 1% cơ hội sống 5 năm, trung bình, người bệnh có thể sống được từ 2-8 tháng.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân ung thư phổi được điều trị giảm nhẹ để nhằm mục đích kiểm soát và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chẳng hạn như bệnh nhân ung thư phổi di căn thường có những đau đớn do những tổn thương di căn gây ra thì người ta phải kiểm soát đau để làm cho bệnh nhân giảm đau hoặc chúng ta phải điều trị cho bệnh nhân để đề phòng những biến chứng có thể xảy đến với bệnh nhân ví dụ như di căn xương sẽ có thể dẫn đến gãy xương.
Vì vậy, người ta vẫn áp dụng những phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại, đặc biệt là hóa chất để điều trị cho bệnh nhân nhưng không phải là chữa khỏi mà là kéo dài, để kiểm soát bệnh và để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ các đau đớn ở giai đoạn cuối.
Thảo Nguyên (TH)