Cô Liu (ở Trung Quốc) 56 tuổi, từng được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn II cách đây 1 năm. Nhờ phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau ca phẫu thuật. Kể từ ngày xuất viện, cô Liu rất chú ý sức khỏe, thường chú trọng các thực phẩm có tác dụng chống ung thư.
Tình cờ, cô Liu nghe nói hành tây có tác dụng chống ung thư khi ăn sống. Kể từ đó, cô duy trì mỗi ngày ăn một củ hành tây. Sau hơn nửa năm tình trạng sức khỏe không tốt hơn, bệnh nhân còn có triệu chứng chướng bụng, đau dạ dày và buồn nôn. Cảm thấy bất thường, cô Liu xếp lịch đi khám.
|
Ảnh minh họa: Aboluowang |
Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện niêm mạc dạ dày bệnh nhân tổn thương. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu của cô Liu suốt thời gian qua. Nghe bác sĩ nói, bệnh nhân rất ngạc nhiên khi bản thân luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe, không hiểu vì sao lại xảy ra tình trạng này.
Tìm hiểu thói quen ăn uống của bệnh nhân, bác sĩ cho rằng việc ăn hành sống mỗi ngày là căn nguyên vấn đề. Thực tế, nghiên cứu tại Canada từng chỉ ra hành tây có khả năng chống ung thư. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy hành tây tím có khả năng chống ung thư tốt nhất. Hành tím giàu quercetin, anthocyanin. Khi đi vào cơ thể, anthocyanin có thể làm phong phú thêm các đặc tính nhặt rác phân tử của quercetin.
Ngoài khả năng “tiêu diệt” tế bào ung thư, hành tây còn có khả năng thúc đẩy tạo môi trường bất lợi cho tế bào ung thư, làm gián đoạn sự kết nối giữa các tế bào ung thư. Nhờ vậy, ức chế sự phát triển của khối u.
Điều đáng bàn, kết luận tác dụng chống ung thư của hành tây mới được công nhận trong phòng thí nghiệm. Hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy ăn hành tây giúp chống ung thư ở cơ thể người. Thực tế, nhiều thực phẩm, thậm chí rượu trắng, cũng chứa thành phần có thể tiêu diệt tế bào ung thư song không có nghĩa uống rượu là có thể “đánh bại” căn bệnh.
Ngoài hiểu lầm về ăn hành tây để điều trị ung thư, chúng ta còn ngộ nhận về tác dụng chống ung thư của một số thực phẩm khác. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng ăn tỏi sống có thể chống ung thư bởi chúng chứa chất chống ung thư allicin.
|
Hàm lượng chất chống ung thư allicin trong tỏi cực thấp, dễ bị phân hủy. |
Thực tế, hàm lượng allincin trong 1 củ tỏi cực thấp. Chất này sẽ phân hủy hoàn toàn sau 5 phút nấu ở nhiệt độ cao. Ngay cả ăn sống, cắt nhỏ tỏi để ngoài không khí 15 phút cũng khiến tỏi bị oxy hóa, lượng allicin giảm đi. Điều đáng bàn, tỏi có vị cay, ăn sống dễ kích thích đường tiêu hóa, mắt. Ăn uống không chừng mực có thể gây giảm thị lực, khiến đường tiêu hóa khó chịu.
Có thể nói, hiện chưa có thực phẩm nào được chứng minh có tác dụng điều trị ung thư. Mắc ung thư, bệnh nhân nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên duy trì chế độ ăn cân bằng, tránh ăn thực phẩm nhiều mỡ, nhiều muối và nhiều đường.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
Định Tâm (Theo ABLW)