Bệnh gút là gì ?
|
Gút (gout) là bệnh trong nhóm viêm màng hoạt dịch khớp do tinh thể |
Gút (gout) : Bệnh do lắng đọng tinh thể urat trong khớp, tổ chức quanh khớp. Gút (gout) là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric máu
Biểu hiện đặc trưng bệnh gút thường bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính (viêm khớp do Gout) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.
Bệnh gút ăn có được thịt không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Các thức ăn từ cơ quan nội tạng như gan, thận, não, lòng hay các loại thịt đỏ, bia, hải sản, cá trích, cái thu, sò,… chứa hàm lượng purin cao nhất. Chính vì vậy nên đôi khi người bệnh gút chỉ ăn với một lượng nhỏ cũng gây ra cơn gút cấp ngay sau bữa ăn. Bạn đọc tham khảo thêm những loại thực phẩm người bệnh gút nên hạn chế ăn tại đây.
Trong khi đó, các loại thịt trắng như thịt heo, gia cầm, măng tây cung cấp ít chất đạm hơn. Đây là những thực phẩm cho người bị gút có thể sử dụng được. Ngoài ra, có thể chế biến các món ăn từ cá nước ngọt để cung cấp thêm lượng vitamin thiết yếu và góp phần làm đa dạng bữa ăn hàng ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng xin đưa ra nhận định: bệnh gút ăn được những loại thịt sau:
Các loại thịt từ gia cầm: thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng,…
Các loại thịt trắng từ thịt heo
Bệnh gút ăn được các loại cá: cá chép, cá trôi, cá trê,…
Chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp
Điều trị bằng chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp: vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.
Thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần
Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin (0-5 mg/100gam) như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric (50-150 mg/100g) như: Thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ. Chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần.
Không nên ăn các loại có nhiều purin (trên 150 mg/100g) như: Óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, măng tây, xà lách, sò.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric: Thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm axit uric máu.
Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua vì nó làm tăng axit uric máu.
Uống đủ nước hàng ngày từ 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá,…
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Các thực phẩm có lượng đạm tương như: 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm. Nhu cầu về protein không quá 1g/kg/ngày, đạm động vật và đậu đỗ ăn không quá 100g/ngày.
Để hạn chế các cơn đau xảy ra, bạn nên có kế hoạch điều chỉnh chính bữa ăn hàng ngày. Không chỉ lựa chọn những loại thịt chứa ít chất đạm mà bạn còn nên kết hợp thêm các loại rau xanh và đồ uống để không chỉ khiến bữa ăn ngon hơn mà còn làm hạn chế sự dư thừa của chất đạm.
Theo Trúc Chi/ Phụ nữ News