Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua những đường nào?

Google News

Tính tới 21/5, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 12 quốc gia ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Theo TS.BS Bùi Khắc Hậu, trong y văn từng ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp với người nhiễm như tiếp xúc với chăn, ga, gối, đệm, quần áo, khăn mặt...của người bệnh.

Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng thông tin về việc bệnh có thể lây qua đường nam giới quan hệ tình dục đồng tính hoặc người song tính. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần nghiên cứu cụ thể hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng, giọt bắn hô hấp, vết thương trên da, niêm mạc người bệnh. Bệnh cũng có thể nhiễm qua việc ăn thịt động vật nhiễm bệnh. Đặc biệt, đậu mùa khỉ có thể lây từ mẹ sang sang thai nhi và tiếp xúc trực tiếp giữa người và bệnh nhân.

Benh dau mua khi lay lan qua nhung duong nao?

Hình ảnh bệnh nhân bị đậu mùa khỉ. (Ảnh: Suckhoedoisong.vn)

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Theo các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ liên quan tới bệnh đậu mùa bị xóa sổ năm 1980 nhưng triệu chứng nhẹ, khó lây và tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn.

Thời kỳ ủ bệnh đậu mùa khỉ (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Bệnh thường kéo dài 2-4 tuần, các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể  5-21 ngày sau khi nhiễm virus.

Người bị bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng khởi phát ban đầu như sốt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết...

Khi sốt, bệnh nhân sẽ phát ban mẩn ngứa sau 1-3 ngày. Mụn mủ thường bắt đầu trên mặt sau đó lan ra nhiều bộ phận khác. Số lượng mụn mủ có thể là vài nốt cho tới vài nghìn nốt. Sau đó, số mụn mủ này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy trước khi biến mất.

Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Benh dau mua khi lay lan qua nhung duong nao?-Hinh-2

Virus đậu mùa khỉ nhìn qua kính hiển vi. (Ảnh: CDC Mỹ)

Điều trị đậu mùa khỉ thế nào?

Đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, 1 chủng ở Tây Phi và chủng ở Congo. Chủng ở Congo nặng hơn chủng ở Tây Phi. Theo thống kê, các bệnh nhân mắc đậu mùa chủng Tây Phi phần lớn và nhẹ với tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Trong khi đó, chủng ở Congo thường nặng hơn và có tỷ lệ tử vong lên tới 10%.

Theo các chuyên gia, thông thường, bệnh đậu mùa khỉ lành tính, lây lan hạn chế và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus để hạn chế sự lây lan và giảm nguy cơ bệnh nặng.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ. Chính vì vậy, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa ngay khi có cơ hội.

Ngoài ra, do lây lan qua con đường tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ là thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, khử khuẩn bề mặt và cách ly khi có triệu chứng...

Theo Phạm Quý/VTC News