Bất thường ở bàn chân cảnh báo sớm ung thư, nên khám ngay

Google News

Thân thể có bệnh, nhìn bàn chân có thể biết được. Khi nhận thấy những thay đổi này ở bàn chân, bạn nên cảnh giác xem nó có liên quan đến căn bệnh nào đó trong cơ thể hay không.

Hai năm trước, anh A Hải, 25 tuổi, người Thượng Hải, Trung Quốc, phát hiện một nốt ruồi ở lòng bàn chân và thường khoe với bạn cùng phòng. Lúc này, A Hải còn nói mình có "nốt ruồi may mắn" và nhất định sau này sẽ làm sếp lớn.
Nhưng nốt ruồi phía dưới chân càng ngày càng to, hình thù không đều khiến việc đi lại khó khăn, A Hải lo lắng sẽ mắc bệnh nên mới đây đến bệnh viện kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy nốt ruồi đó không phải là "nốt ruồi may mắn" mà là một khối u ác tính. May mắn thay, nốt ruồi của A Hải chỉ đang ở giai đoạn chuyển hóa ác tính, chưa có di căn xa và chưa cần hóa trị.
Qua chuyện này, bác sĩ nhắc nhở, đôi khi, một số bất thường trên bàn chân rất có thể là “điềm báo” của cơ thể.
Bat thuong o ban chan canh bao som ung thu, nen kham ngay
  Ảnh minh họa.
Cụ thể, 4 dấu hiệu bất thường ở bàn chân dưới đây có thể là cơ thể đang gióng lên hồi chuông cảnh báo
1. Xuất hiện nốt ruồi bất thường ở lòng bàn chân
U hắc tố là một khối u ác tính, là kết quả của sự biến đổi ác tính của các tế bào hắc tố, thường xuất hiện ở đầu, mặt hoặc thân mình. Ung thư hắc tố có thể do sự thay đổi của nốt ruồi, khi phát hiện nốt ruồi trở nên không đối xứng, mờ viền, thay đổi màu sắc, đường kính lớn hơn 5 cm, có chỗ lồi rõ ràng, cần xem xét khả năng chuyển hóa ác tính của nốt ruồi.
2. Chân sưng tấy
Khi xảy ra hiện tượng phù nề ở bàn chân, bắp chân, da không thể hồi phục trong một thời gian dài và khi dùng tay ấn vào sẽ thấy rõ những hố sâu, đó chính là biểu hiện của chứng phù nề ở chân.
Phù nề thường được chia thành sinh lý và bệnh lý, sinh lý có liên quan đến việc cơ thể uống nhiều nước và đi lại nhiều hơn. Bệnh lý có thể là tín hiệu của ung thư nội tạng, chẳng hạn như ung thư gan và ung thư thận, có thể gây phù nề do rối loạn chuyển hóa.
Bat thuong o ban chan canh bao som ung thu, nen kham ngay-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
3. Tê chân
Tê chân lâu ngày không rõ nguyên nhân, hãy cẩn thận có liên quan đến các bệnh về thắt lưng, khi đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị và ống sống bị thu hẹp, chèn ép dây thần kinh, có thể bị tê bì bàn chân. Nếu đồng thời kèm theo cảm giác tê bì ở thân và mặt, hãy cẩn thận vì đó có thể là vấn đề về tim mạch và mạch máu não.
4. Thường xuyên bị chuột rút ở chân
Chuột rút ở chân có thể liên quan đến vận động quá sức, ngoài ra thiếu hụt canxi dễ gây hưng phấn cơ bắp, từ đó gây chuột rút cơ bắp. Tuy nhiên, đối với những người trung niên và cao tuổi mà tình trạng chuột rút sau khi bổ sung canxi không được cải thiện thì cần cảnh giác với các bệnh như huyết khối, xơ vữa động mạch.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đưa gần 70 triệu cho cô đồng "đúng nhận, sai cãi" để chữa ung thư?

 

Kiều Dụ (Theo SH)