Các bác sĩ Nhật Bản chỉ ra rằng, chuối giàu kali không chỉ giúp bài tiết lượng muối dư thừa trong cơ thể, giúp máu lưu thông thuận lợi hơn, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, và giảm đột quỵ , đồng thời còn có thể giúp kiềm hóa nước tiểu và giảm axit uric. Ăn chuối cũng giúp phòng ngừa bệnh gút rất hữu ích. Các chương trình của Nhật Bản cũng mời các sao nam đến thử nghiệm, chỉ trong một tuần tham gia, họ đã giảm gần 2 đơn vị axit uric và hiệu quả sánh ngang với thuốc.
Lợi ích sức khỏe số 1 của chuối: Kiềm hóa nước tiểu để giảm axit uric, giúp ngăn ngừa bệnh gút
|
Ảnh minh họa.
|
Nhiều chuyên gia nổi tiếng của Nhật Bản, bao gồm bác sĩ y khoa người Nhật Bản Otani Yoshio, bác sĩ nông nghiệp Tajima Ma và bác sĩ tiêu hóa Shinichiro Otake đã giới thiệu những lợi ích của chuối trong chương trình sức khỏe. Một trong số các tác dụng được nhắc đến là giảm axit uric và ngăn ngừa bệnh gút.
Khi axit uric trong máu quá cao và tích tụ trong khớp sẽ gây ra bệnh gút. Chuối có thể giúp kiềm hóa nước tiểu và tạo điều kiện cho axit uric hòa tan vào nước tiểu nên có tác dụng bài tiết và giảm axit uric.
Chương trình cũng mời các ngôi sao nam Ryuichi Hama và Kenji Yamauchi để tiến hành đo thực tế. Mức axit uric ban đầu của họ tương đối cao (trong khi đó giá trị tiêu chuẩn là 3,8-7). Mỗi ngày ăn 2 quả chuối, sau khi ăn chuối đều đặn trong một tuần, mức axit uric của Hama giảm từ 10.2 xuống 8.3 và mức axit uric của Yamauchi giảm từ 7.9 xuống 7.6. Điều này thực sự cho thấy axit uric được cải thiện. Trong số đó, axit uric của Hama giảm đi gần 2 đơn vị. Đây gần như bằng tác dụng của thuốc khiến các vị khách bất ngờ.
Okamura Nagato, Giám đốc Phòng khám Okamura Nhật Bản cho rằng, để phòng ngừa bệnh gút, mỗi ngày nên uống 2000ml nước để axit uric được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, chuối có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, chuối cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút bằng cách thúc đẩy đi tiểu.
Thông tin do Hiệp hội Dược sĩ tỉnh Aichi Nhật Bản cung cấp cũng chỉ ra rằng, chuối ngoài giúp kiềm hóa nước tiểu thì khoai môn, đậu nành, khoai lang, củ cải trắng… cũng có thể mang lại hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn bị bệnh thận , bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi ăn các loại thực phẩm như chuối có hàm lượng kali cao.
Lợi ích sức khỏe số 2 của chuối: Giúp bài tiết natri, giúp ngăn ngừa đột quỵ và đột tử
Các bác sĩ được mời tham dự chương trình cũng chỉ ra rằng trong thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ đổ mồ hôi khiến cơ thể không đủ nước, dẫn đến tình trạng máu đặc hơn, dễ hình thành huyết khối, tăng nguy cơ nhồi máu não. Chuối rất giàu kali, có thể bài tiết muối trong cơ thể, giúp máu lưu thông thuận lợi, có tác dụng hạ huyết áp , bảo vệ mạch máu, còn có thể giúp mạch máu phục hồi sự tươi trẻ, ngăn ngừa đột tử.
Chương trình cũng đã mời một người đàn ông 59 tuổi, một phụ nữ 59 tuổi và một phụ nữ 54 tuổi làm các xét nghiệm thực tế. Nhiệm vụ của những khách mời này là ăn 2 quả chuối mỗi ngày. Sau 1 tuần, kết quả huyết áp của người đàn ông 59 tuổi giảm từ 172mmHg xuống 132mmHg, tuổi mạch máu của người phụ nữ 59 tuổi giảm từ 59 tuổi xuống 42 tuổi, phụ nữ 54 tuổi huyết áp giảm từ 190mmHg xuống 164mmHg và tuổi thành mạch giảm từ 67 xuống 61 tuổi.
Ngoài ra, theo báo cảo của Hiệp hội Ung thư Nhật: "Chuối là loại quả giá rẻ, dễ ăn, mang đi lại thuận tiện, là chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, có thể nói là "loại quả thần kỳ" do chuối có hiệu quả nâng cao sức đề kháng, phòng chống ung thư , một ngày ăn 2 quả chuối có thể cải thiện thể chất một cách hữu hiệu".
Tác động chống ung thư của chuối thông qua "thụ thể TNF" (TNF Receptor gọi tắt là TNF-R). Bằng một chuỗi phản ứng liên kết, TNF-R đẩy các tế bào ung thư đi đến chỗ tự sát (apoptosis).
Các tế bào "tự sát" ít quá hoặc nhiều quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Nhiều quá sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô dẫn đến đột quỵ hay những bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
Theo Trí thức trẻ