Bác sĩ chỉ cách ăn đồ ngọt ngon mà vẫn khỏe

Google News

Với tâm lý "lâu lâu 1 lần" trong những ngày lễ hội, lượng đồ ngọt chúng ta ăn vào rất dễ vượt quá mức cần thiết.

Chúng ta thường nghĩ rằng đường sẽ gây nghiện. Nhưng thứ đồ ăn gây nghiện nhất không phải là đường đơn thuần, mà là những món ăn có sự kết hợp giữa chất béo và đường. Hầu như tất loại bánh kẹo, sô cô la, bánh nướng,... đều được chế biến theo công thức gây nghiện này.
Làm sao để vừa được ăn đồ ngọt vừa tránh tăng đường huyết?
Sau đây là 6 bí quyết giúp kiểm soát đường trong máu nhưng vẫn được thưởng thức bánh ngọt.
1. Đừng ăn đồ ngọt khi bụng đói
Bac si chi cach an do ngot ngon ma van khoe
 
Mặc dù đồ ngọt khiến bạn giải quyết nhanh cơn đói nhưng chúng khiến bạn dễ tăng đường huyết và tăng cân nhanh chóng. Sau khi ăn đồ ngọt cơ thể sẽ tiết ra hormon insulin giúp hạ đường huyết, chính hormon này đưa đường vào trong tế bào và chuyển hóa thành mỡ dự trữ khiến bạn mập lên.
Sau khi ăn tinh bột đường, sẽ có 2 thời điểm insulin tăng cao nhất, là 15 phút ngay sau ăn, và 30 phút sau đó. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này, là hãy ăn thực phẩm giàu protein trước, sau đó mới đến món tráng miệng như bánh kẹo ngọt, trái cây. Đạm khó tiêu hơn tinh bột đường nên chúng khiến bạn no lâu hơn, vì vậy ít tìm đến đồ ăn vặt hơn.
2. Vận động
Bất cứ 1 hoạt động vận động nào đều mang lại hiệu quả trong việc điều chỉnh đường huyết và làm tăng chất béo tốt trong cơ thể. Đi dạo loanh quanh để tận hưởng không khí lễ, không khí Giáng sinh vẫn tốt hơn nằm 1 chỗ đúng không nào.
3. Vẫn ăn các bữa ăn 1 cách đều đặn như thường ngày
Nhiều người có suy nghĩ rằng họ ăn nhiều đồ ngọt hơn trong ngày lễ, nên họ sẽ hạn chế ăn các bữa ăn chính trong ngày. Nhưng điều này chỉ khiến bạn ăn "lố" những thứ không tốt cho sức khỏe. Vì đường là nguồn năng lượng não cực kì yêu thích, nên khi đói, não sẽ khiến bạn chọn ăn đồ ngọt hơn so với bình thường. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn thêm rau, các loại hạt trong những dịp bạn ăn thêm bánh trái.
4. Uống đủ nước
Bac si chi cach an do ngot ngon ma van khoe-Hinh-2
 
 Điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động của tăng đường huyết. Khi đường huyết tăng, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, hãy uống thêm nước để bù cho lượng nước đã mất.
5. Kết hợp đồ ngọt với các thực phẩm khác
Một chiếc bánh kèm trái cây, thêm đĩa salad vẫn tốt hơn nhiều việc ăn một chiếc bánh chỉ có kem và sô cô la. Đảm bảo rằng đồ ngọt là thức ăn cuối cùng được dọn ra trong bữa ăn.
6. Lưu ý những loại đường ẩn
Đường ẩn là những loại đường có tên gọi khác nhau trên nhãn dán thành phần của thực phẩm, thường là những từ kết thúc bằng "ose". Ví dụ: dextrose, maltose, fructose, glucose, hay chỉ ghi là mật ong. Trong các loại đường, thì đường fructose được gan chuyển hóa nhanh nhất thành chất béo. Đường fructose có nhiều trong mật ong, trái cây sấy, nước ép trái cây. Không có từ "đường" không có nghĩa là chúng không chứa "đường".
Thỉnh thoảng ăn nhiều đường có sao không?
Câu trả lời là không, trừ khi có bệnh tiểu đường. Nhưng việc ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể mệt mỏi sau đó và thèm nhiều đường hơn nữa, trở thành 1 vòng luẩn quẩn và cuối cùng là rối loạn dung nạp đường, tiền đái tháo đường rồi đái tháo đường. Ăn đồ ngọt cũng làm giảm vị giác khiến ăn ngọt cấp độ nhiều hơn.
Không có gì sai nếu ăn 1 chút đồ ngọt cùng gia đình và cùng nhau tận hưởng không khí dịp lễ Tết, sinh nhật... nhưng hãy vẫn đảm bảo mọi thứ đang trong tầm kiểm soát.
​Theo BS Nguyễn Thị Hải Đan/Tổ Quốc